Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại

Trong 4 tháng đầu năm 2025, Trung Quốc nhập khẩu gần 362.000 tấn gạo từ Việt Nam, tăng 114% về lượng so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chủ yếu là gạo ST25 và gạo nếp – những sản phẩm đang được thị trường Trung Quốc ưa chuộng.
Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42 Đề nghị gỡ rào cản trong kinh doanh xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại
Khối lượng xuất khẩu gạo tháng 5/2025 ước đạt 1,1 triệu tấn, tương ứng giá trị 573,1 triệu USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 5/2025 ước đạt 1,1 triệu tấn, tương ứng giá trị 573,1 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, trị giá 2,34 tỷ USD – tăng 12,2% về khối lượng nhưng giảm 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá xuất khẩu bình quân đạt 516,4 USD/tấn, giảm 18,7%.

Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của gạo Việt Nam, chiếm 41,4% thị phần. Tiếp theo là Bờ Biển Ngà (11,9%) và Trung Quốc (10,3%). So với cùng kỳ năm 2024, giá trị xuất khẩu sang Philippines giảm 21,8%, trong khi Bờ Biển Ngà tăng gấp 2,7 lần và Trung Quốc tăng 83,7%.

Trong nhóm 15 thị trường lớn nhất, giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất ở Bangladesh (gấp 515,6 lần) và giảm mạnh nhất tại Indonesia (giảm 97,9%).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), năm 2017 là thời điểm Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam cao nhất, đạt kim ngạch 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2019, con số này giảm mạnh, chỉ còn 240 triệu USD. Giai đoạn 2020–2021 ghi nhận sự phục hồi nhẹ, và đến năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 834.000 tấn gạo, trị giá 423,2 triệu USD. Năm 2023, xuất khẩu đạt hơn 917.000 tấn, trị giá gần 531 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2024 ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt.

Bước sang năm 2025, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khởi sắc trở lại. Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam – cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường Trung Quốc tiêu thụ gạo Việt rất mạnh. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập gần 362.000 tấn, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủng loại được ưa chuộng chủ yếu là gạo ST25 và gạo nếp.

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long) – chia sẻ thêm, trong giai đoạn 2019–2020, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo tẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, gạo nếp được nhập khẩu với khối lượng lớn, có năm lên tới 600–700 nghìn tấn. Gạo nếp chủ yếu dùng chế biến bánh – một sản phẩm gắn liền với thói quen ẩm thực của người dân Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng

Trung Quốc là thị trường truyền thống và quan trọng của ngành gạo Việt Nam. Nhờ lợi thế địa lý và sự tương đồng về văn hóa ẩm thực, gạo Việt Nam – từ gạo trắng, gạo thơm, gạo Japonica đến gạo nếp – đều được người tiêu dùng Trung Quốc đón nhận.

Ông Nông Đức Lai – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc – nhận định, với dân số đông và thói quen ăn cơm hàng ngày đã ăn sâu trong văn hóa, nhu cầu tiêu dùng gạo tại Trung Quốc luôn ở mức cao. Dù là quốc gia có sản lượng gạo lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn nhập khẩu đáng kể, trong đó gạo ST từ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng nhờ nhiều lần được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới.

Tuy vậy, thị trường này ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, từ gạo thơm, gạo cao cấp đến ST24, ST25. Ngoài chất lượng gạo, bao bì sản phẩm cũng phải đạt chuẩn. Với các sản phẩm gạo chế biến, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu ở mức giá rẻ, số lượng lớn. Ngoài ra, gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại từ Thái Lan và Campuchia – hai đối thủ mạnh cả về chất lượng lẫn bao bì.

Hiện nay, Việt Nam đang cung cấp khoảng 36–37% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc. Để giữ vững thị phần và phát huy lợi thế, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tại các khu vực tiềm năng.

Một điểm quan trọng là doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu gạo riêng biệt, dễ nhận diện. Đồng thời, cần nắm vững quy định, thủ tục xuất khẩu, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Gạo cần được kiểm tra, sàng lọc kỹ lưỡng từ khâu thu hoạch đến chế biến.

Đặc biệt, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường cần chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) để đảm bảo an toàn thực phẩm – yếu tố tiên quyết trước cả hương vị hay chất lượng. Dù gạo có hợp thị hiếu thị trường nhưng nếu tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép, sẽ không được thông quan. Thị trường Trung Quốc – cũng như nhiều quốc gia nhập khẩu khác – ngày càng đặt ra yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nâng chuẩn toàn diện để đáp ứng bền vững.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
Cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025 Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá rô phi trên toàn cầu sẽ đạt gần 15 tỷ USD vào năm 2033. Bên cạnh những thị trường truyền thống, mới đây, Việt Nam đã ký kết để xuất khẩu chính ngạch cá rô phi sang thị trường Brazil. Từ đó, tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho loài thủy sản vốn rất phù hợp và dễ nuôi ở nhiều khu vực của nước ta.
Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Giữa bối cảnh thị trường ô tô Trung Quốc ngày càng khốc liệt và không dễ thở với các thương hiệu phương Tây, Toyota đang tạo nên một ngoại lệ hiếm hoi. Với mẫu SUV điện bZ3X – sản phẩm hợp tác với đối tác nội địa GAC – Toyota đã chứng minh rằng, cạnh tranh tại Trung Quốc không bất khả thi nếu có chiến lược đúng đắn về sản phẩm và giá cả.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động