Đề nghị gỡ rào cản trong kinh doanh xuất khẩu gạo
![]() |
VCCI kiến nghị Bộ Công Thương bãi bỏ nhiều quy định trong dự thảo sửa đổi Nghị định về xuất khẩu gạo. |
Doanh nghiệp mới gặp khó với yêu cầu dự trữ tối thiểu
VCCI vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP và Nghị định 01/2025/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Mục tiêu là loại bỏ các rào cản không cần thiết, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, chi phí tuân thủ thấp và phù hợp tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Một trong những điểm VCCI đặc biệt lưu ý là quy định bắt buộc thương nhân mới phải đảm bảo mức dự trữ tối thiểu 1.250 tấn gạo sau 45 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Theo VCCI, trong giai đoạn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu, yêu cầu này khiến doanh nghiệp phải huy động vốn lớn, chịu chi phí lưu kho và bảo quản, từ đó đẩy chi phí lên cao mà chưa mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, VCCI đề nghị bãi bỏ yêu cầu thương nhân phải sở hữu kho chứa thóc, gạo – thay vì được phép thuê như trước – vì cho rằng điều này không phù hợp với cơ chế thị trường, gây cản trở cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia ngành xuất khẩu gạo. Quan điểm này trái ngược với đề xuất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cơ quan soạn thảo – nhằm siết điều kiện để sàng lọc các thương nhân và khuyến khích đầu tư bài bản vào chuỗi kho, logistics.
Nhiều đề xuất sửa đổi bị cho là tăng gánh nặng hành chính
![]() |
Đề xuất thương nhân phải sở hữu kho chứa và có một lượng dự trữ tối thiểu 1.250 tấn gạo. |
Ngoài vấn đề kho bãi và dự trữ, VCCI cũng phản đối quy định cấm doanh nghiệp chưa có giấy phép được ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp đã được cấp phép. Theo cơ quan này, điều kiện này làm giảm khả năng tận dụng năng lực sản xuất và hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp nội địa. Một số doanh nghiệp thậm chí phải chuyển khách hàng sang thị trường lân cận như Campuchia hoặc Thái Lan – nơi có quy định thông thoáng hơn – làm giảm năng lực cạnh tranh của gạo Việt Nam.
VCCI cũng cho rằng quy định thu hồi giấy phép kinh doanh nếu doanh nghiệp không nộp báo cáo dự trữ trong vòng 45 ngày là quá nặng. Theo lý giải, đây chỉ là hành vi vi phạm hành chính, nên hình phạt cần tương xứng – có thể xử phạt tiền thay vì tước giấy phép. Việc thu hồi chỉ nên áp dụng với những trường hợp không còn đáp ứng điều kiện kinh doanh.
Về phía Bộ Công Thương, Cục Xuất Nhập khẩu cho biết sau gần 7 năm triển khai Nghị định 107 và Nghị định 01, khung pháp lý đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo, ổn định thị trường và nâng cao vị thế gạo Việt. Tuy nhiên, thực tiễn nảy sinh một số bất cập, nhất là tình trạng doanh nghiệp chỉ thuê kho để "lấy lệ" đủ điều kiện, không thực sự đầu tư vào hạ tầng.
Để khắc phục, dự thảo nghị định đề xuất thương nhân phải sở hữu kho chứa và có một lượng dự trữ tối thiểu 1.250 tấn gạo, nhằm đảm bảo nguồn cung kịp thời và góp phần bình ổn thị trường nội địa khi cần. Mức dự trữ này được tính toán tương ứng với 5% lượng xuất khẩu bình quân 6 tháng.
Ngoài ra, Cục cũng đề xuất rút ngắn thời gian đánh giá thành tích xuất khẩu để duy trì giấy phép từ 18 tháng còn 12 tháng. Bởi trong thực tế, phần lớn các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép là những đơn vị không có hoạt động xuất khẩu trên 12 tháng, trong khi một năm có ba vụ lúa, đủ thời gian để doanh nghiệp triển khai sản xuất và ký kết hợp đồng.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu
