Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 8,53 tỷ USD, tăng 12,2%.
Quý I/2025, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 8,53 tỷ USD, tăng 12,2%.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 3/2025 của Việt Nam ước đạt 6,14 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2025 đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 8,53 tỷ USD, tăng 12,2%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 18,1%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 4,21 tỷ USD, tăng 11,2%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cán cân thương mại ngành nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt thặng dư 4,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 3 tháng đầu năm 2025 ở trạng thái thặng dư.

Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 3,54 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2024; nhóm thủy sản thặng dư 1,51 tỷ USD, tăng 14,1%; và nhóm nông sản thặng dư 1,48 tỷ USD, tăng 16,9%.

Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt. Cụ thể, nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 1,21 tỷ USD, giảm 4,7%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 905,7 triệu USD, tăng 37%; và muối thâm hụt 4,6 triệu USD, giảm 2,5%.

Xét theo mặt hàng cụ thể, 5 mặt hàng có thặng dư thương mại cao nhất gồm: Gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 3,29 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; cà phê thặng dư 2,79 tỷ USD, tăng 48,3%; tôm thặng dư 792,6 triệu USD, tăng 36%; hàng rau quả thặng dư 541,3 triệu USD, giảm 31,4%; gạo thặng dư 454,7 triệu USD, giảm 49,5%.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu.

Xét theo vùng lãnh thổ, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 42%. Hai thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu với thị phần lần lượt là 22,5% và 16,6%. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025 sang khu vực châu Á tăng 2%; châu Mỹ tăng 15,7%; châu Âu tăng 37,8%; châu Phi tăng 2,1 lần; và châu Đại Dương tăng 0,8%.

Xét theo thị trường, Hoa Kỳ với thị phần 20,2%, Trung Quốc với thị phần 17,3%, và Nhật Bản với thị phần 7,7%, là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025 sang thị trường Hoa Kỳ tăng 13,5%, Trung Quốc tăng 3,6%, và Nhật Bản tăng 26%.

Về một số mặt hàng nông sản chính, quý I/2025, cà phê xuất khẩu đạt 509.500 tấn với 2,88 tỷ USD, giảm 12,9% về khối lượng nhưng tăng 49,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá trị xuất khẩu cà phê tăng bởi giá cà phê xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5.656 USD/tấn, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đức, Italy và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.

Cao su cũng là mặt hàng có khối lượng xuất khẩu giảm (4,4%) nhưng tăng về giá trị (26,1%), đạt 396.100 tấn với 765,8 triệu USD. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 73,7%. Hai thị trường lớn tiếp theo là Ấn Độ và Indonesia có thị phần lần lượt là 3,8% và 3,2%.

Tương tự, hạt điều cũng có sự tăng khá nhờ giá xuất khẩu tốt. Khối lượng xuất khẩu hạt điều đạt 121.400 tấn với 841,1 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 4,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá hạt điều xuất khẩu đạt 6.929,2 USD/tấn, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu đạt 2,2 triệu tấn với 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá gạo xuất khẩu bình quân ước đạt 522,1 USD/tấn, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2024. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 42,1%. Bờ Biển Ngà và Gana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 16,3% và 10,2%.

Giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I/2025 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Mặt hàng rau quả của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tỷ trọng giá trị xuất khẩu chiếm 44,5%.

Đối với mặt hàng chè, giá trị xuất khẩu đạt 27.300 tấn với 44,4 triệu USD, tăng 3% về khối lượng và tăng 2,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.

10 tháng năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 43 tỷ USD 10 tháng năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 43 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 48 tỷ USD Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 48 tỷ USD
Vui buồn xuất khẩu nông sản Vui buồn xuất khẩu nông sản
Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản
Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện

Nhằm tinh gọn bộ máy và phân cấp rõ thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định 2304/QĐ-BNNMT, công bố 48 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó 32 thủ tục sẽ được ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiện từ ngày 1/7/2025. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện chính quyền hai cấp, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Từ ngày 1/7, ba cực của "tứ giác phát triển Đông Nam Bộ" gồm TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chính thức hợp nhất thành TP. HCM mới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị Việt Nam.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 204/2025/QH15 về giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Chỉ thu thuế với dòng tiền kinh doanh, không “soi” chuyển khoản cá nhân

Chỉ thu thuế với dòng tiền kinh doanh, không “soi” chuyển khoản cá nhân

Thời gian gần đây, nhiều người dân tỏ ra lo lắng trước thông tin cho rằng mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân đều có thể bị cơ quan thuế kiểm tra và tính thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, theo đại diện ngành thuế và các chuyên gia, đây là sự hiểu lầm và không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Dầu ăn dành cho chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn người tiêu dùng: Cảnh báo khẩn từ Cục An toàn thực phẩm

Dầu ăn dành cho chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn người tiêu dùng: Cảnh báo khẩn từ Cục An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn sau khi phát hiện một số cơ sở sử dụng dầu ăn nhập khẩu dành cho mục đích chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người. Việc sử dụng nguyên liệu sai mục đích không chỉ là vi phạm về kỹ thuật mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm khắc.
Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Chiều 24/6, bên lề Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Cường. Một trong những nội dung nổi bật tại cuộc gặp là cam kết mạnh mẽ của phía Trung Quốc trong việc mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao từ Việt Nam.
Thủ tướng chỉ đạo toàn diện: Huy động cả hệ thống tuyên chiến hàng giả, thuốc giả

Thủ tướng chỉ đạo toàn diện: Huy động cả hệ thống tuyên chiến hàng giả, thuốc giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết tuyên chiến, không khoan nhượng, tiến tới quét sạch nạn thuốc giả, thực phẩm giả, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, không có vùng cấm.
Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số

Từ Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc bên lề Hội nghị WEF Thiên Tân 2024, những tín hiệu hợp tác chiến lược giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu hai nước đang mở ra một không gian phát triển mới cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu Việt. Đặc biệt, chiến lược "Hybrid AI" của VNPT không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn có thể trở thành hạt nhân của làn sóng “Make in Vietnam” mới – một trục phát triển bền vững, có chủ quyền công nghệ và định vị rõ thương hiệu quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động