Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước.
Vì sao xuất khẩu ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong tháng 1? Nhiều nông sản Việt bị EU cảnh báo tồn dư hóa chất, kháng sinh Không xây dựng barie từ đồng ruộng, nông sản sẽ khó đi đường dài
Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản
Bước sang năm 2025, nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn.

Những câu chuyện buồn

Tại Hội nghị “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU”, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam – thông tin, EU là khối quốc gia có những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao trên thế giới - phần lớn nhờ vào bộ luật vững chắc của EU, nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) là công cụ để đảm bảo thông tin cho phép phản ứng nhanh khi phát hiện ra các nguy cơ đối với sức khỏe sộng đồng trong chuỗi thực phẩm.

Năm 2024, EU phát đi 5.268 cảnh báo mối nguy đối với nông sản thực phẩm toàn cầu, trong đó, Việt Nam có 114 cảnh báo chiếm 2,2% số cảnh báo từ EU và tăng gần gấp đôi năm 2023. 2 tháng đầu năm 2025, EU phát đi 624 cảnh báo, trong đó, Việt Nam có 16 cảnh báo, chiếm 2,6%. So sánh với 1 quốc gia vùng lãnh thổ có điều kiện tương tự xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang EU như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… thì con số 16 này tương đối cao.

“Đáng chú ý, 2 tháng đầu năm 2025, trong số 624 cảnh báo có 8 cảnh báo với thực phẩm mới, trong đó, có 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50%”, ông Ngô Xuân Nam thông tin.

Phân theo mối nguy cảnh báo nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU, dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y) vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2024, trong 114 cảnh báo, thì cảnh báo dư lượng hóa chất là 61 cảnh báo (chiếm 53,5%). 2 tháng đầu năm 2025, cảnh báo về dư lượng hóa chất có dấu hiệu giảm xuống, chỉ chiếm 31,3% trong tổng số 16 cảnh báo với Việt Nam, tuy nhiên, lại có dấu hiệu gia tăng đối với phụ gia thực phẩm (chiếm 12,5%) và thực phẩm mới (chiếm 25%). Nguyên nhân do các doanh nghiệp chưa nắm vững được những quy định về thực phẩm mới của thị trường EU.

Nông sản, thực phẩm khi bị vi phạm tùy theo mức độ có thể bị tiêu hủy, thu hồi sản phẩm, thông báo cho nhà xuất khẩu hoặc các hình thức khác. Nếu bị tiêu hủy, thu hồi sản phẩm sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà xuất khẩu.

“Cũng có ý kiến cho rằng, khi kim ngạch xuất khẩu nông sản gia tăng thì cảnh báo tăng là câu chuyện bình thường. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,91 tỷ USD nông sản sang EU và nhận 40 cảnh báo. Đến năm 2022, kim ngạch tăng lên 4 tỷ USD, đồng thời số cảnh báo cũng tăng theo lên 72. Năm 2024 vừa qua, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 4,21 tỷ USD sang EU và số cảnh báo cũng nhận ở mức kỷ lục 114. Đà tăng của xuất khẩu sau 4 năm chưa nổi 50%, trong khi số cảnh báo tăng gần 300%. Phân tích sâu hơn về dữ liệu, chúng tôi thấy rằng, không có mối tương quan giữa việc gia tăng giá trị xuất khẩu đồng nghĩa với việc gia tăng cảnh báo”, ông Ngô Xuân Nam nói.

Cũng tại hội nghị này, một câu chuyện rất đáng suy ngẫm đã được đưa ra, một số nơi vẫn đang diễn ra tình trạng pha trộn tạp chất vào cà phê để tăng lợi nhuận. Hành động này làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của nông sản Việt Nam. Hiện chưa có tiêu chuẩn thống nhất về kiểm soát dư lượng hóa chất hay chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, cà phê Việt Nam có thể mất dần thị phần vào tay Brazil hay Colombia - những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn.

Liên quan đến cà phê, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi đi các huyện, thị xã cảnh báo người dân về vấn đề an toàn thực phẩm trong xuất khẩu nông sản.

Theo đó, một số doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn có hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường như Nga, Đài Loan (Trung Quốc) bị cảnh báo vi phạm.

Sản phẩm cà phê nhân xanh, chuối có phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm hồ tiêu phát hiện chất tạo màu Sudan...

Đối với hồ tiêu, qua kiểm tra, ngành chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện chất tạo màu là do bao bì chứa nông sản bị nhiễm bẩn, nhuộm màu hóa chất. Khi người dân phơi, chứa đựng hồ tiêu thì bị phẩm màu bao bì bám dính vào hàng. Đơn hàng nhập khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) bị cảnh báo vi phạm và trả về.

“Các lô hàng nông sản bị trả về mang tính chất nhỏ lẻ, cục bộ so với lượng hàng xuất khẩu trong năm. Thường các lô hàng dính phẩm màu sẽ không bị trả lại nhưng hiện nay tại Đài Loan (Trung Quốc) quy định này chặt chẽ hơn. Do đó, khi hàng hóa bị trả lại sẽ thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp”, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai nói.

Tại Hội nghị "Triển khai biện pháp tăng cường tuân thủ quy định An toàn thực phẩm của thị trường EU", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết vừa qua có tình trạng một số doanh nghiệp (DN) hội viên bị đánh cắp mã số GlobalGAP xuất khẩu đi thị trường châu Âu, đối với mặt hàng chanh dây, thanh long.

Điều này ảnh hưởng tới uy tín của ngành hàng, thị trường EU có thể nâng tần suất kiểm tra. "Hiệp hội đã chuyển hồ sơ cho công an kinh tế điều tra, xử lý" – ông Nguyên cho biết.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam cho biết: "Từ chỗ chỉ chiếm 0,8% tổng số cảnh báo, nhóm thực phẩm mới hiện chiếm 1,3%. Tỷ lệ này còn có xu hướng tăng".

Phân loại theo mối nguy, ông Nam chỉ ra, dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y), dư lượng kháng sinh, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật… đang trở nên nổi cộm.

Lấy mốc năm 2024, số cảnh báo về dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y) chiếm 53,5%, dư lượng kháng sinh trên thủy sản chiếm 50%, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên sản phẩm có nguồn gốc thực vật chiếm 68,4%.

Xếp theo địa phương, Văn phòng SPS Việt Nam thông tin, trong năm 2024, TP HCM là địa phương nhận nhiều cảnh báo nhất với 42 cảnh báo (36,8%), xếp tiếp theo là Hà Nội (10), Tiền Giang (9), Khánh Hòa (7)…

Kiểm soát chất lượng đi đôi với mở rộng thị trường

Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Khuyến cáo tới các doanh nghiệp xuất khẩu, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải thông tin, hiện nhiều mặt hàng nông sản có kim ngạch tỷ đô của Việt Nam (cà phê, hạt điều) đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc... nên việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm là điều quan trọng hàng đầu để giữ vững thị phần.

Đối với mặt hàng rau quả, thách thức đối với ngành hàng này hiện nay là chuỗi cung ứng còn nhiều hạn chế như: sản phẩm dễ bị nhiễm hóa chất, vi phạm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do quy mô sản xuất nhiều nơi còn nhỏ lẻ, phân tán. Những yếu tố này dẫn đến chất lượng không đồng đều hoặc thiếu các thông tin về thị trường nên khó khăn trong việc áp dụng thực hiện những tiêu chuẩn quy định của các nước nhập khẩu.

"Để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tiếp cận và đáp ứng đáp ứng tốt nhất những thay đổi về quy định nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường trọng điểm" - ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản 64 - 65 tỷ USD năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai hàng loạt chiến lược. Trong đó, nổi bật là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp quy trình chế biến và kiểm soát chất lượng.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực tiềm năng như: Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh. Đặc biệt, chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cũng được áp dụng để khuyến khích đầu tư vào sản phẩm chế biến sâu và xây dựng thương hiệu quốc tế.

Giới chuyên gia nhận định, thách thức vẫn còn lớn nhưng ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tái cơ cấu và phát triển mạnh mẽ hơn. Với sự đồng hành của các chính sách phù hợp, mục tiêu xuất khẩu đầy tham vọng của Việt Nam hoàn toàn khả thi, khẳng định sức mạnh và vị thế trên thị trường quốc tế.

Còn theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, siết chặt kiểm tra từ gốc, minh bạch thông tin cũng là cách để ngành hàng nông sản đi đường dài. Việc thay đổi thói quen canh tác cùng quy định bắt buộc kiểm tra từ gốc sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, thị trường xuất khẩu mà còn bảo vệ chính người sản xuất.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hà cho biết, hiện nay công tác quản lý mới nặng về hậu kiểm. Theo đó, các cơ quan chức năng mới đi kiểm tra các cơ sở để lấy mẫu gửi các cơ quan phân tích. Tuy nhiên, hệ thống các cơ quan kiểm nghiệm, phân tích của chúng ta quá mỏng. Do đó, khi gửi đi và lấy được kết quả mất rất nhiều thời gian và giá thành cũng khá cao.

Trước yêu cầu của các nước nhập khẩu như EU, Mỹ,… một trong những công cụ quản lý hiện nay đó là lấy mẫu kiểm nghiệm từ gốc sản xuất, chứ không còn con đường nào khác. Các đơn vị làm chức năng kiểm nghiệm cũng cần được đặt tại các vùng sản xuất lớn, vùng sản xuất tập trung cho xuất khẩu để thuận tiện cho việc kiểm nghiệm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng mốc 800 tỷ USD Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hướng mốc 800 tỷ USD
Vui buồn xuất khẩu nông sản Vui buồn xuất khẩu nông sản
Xuất khẩu nông sản năm 2024: Kỷ lục nối kỷ lục Xuất khẩu nông sản năm 2024: Kỷ lục nối kỷ lục
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Giá vàng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần qua khi các chỉ số kinh tế Mỹ và tâm lý thị trường tạo áp lực giảm. Trong khi các chuyên gia Phố Wall dự báo vàng sẽ tiếp tục suy yếu, nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ niềm tin vào khả năng hồi phục của kim loại quý trong tuần tới.
Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Giá xăng có thể tăng phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày mai: Mức tăng nhẹ, áp lực vẫn lớn

Giá xăng có thể tăng phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày mai: Mức tăng nhẹ, áp lực vẫn lớn

Dù giá dầu thô thế giới vừa giảm mạnh sau kỳ vọng về một thỏa thuận ngừng bắn Trung Đông, giá xăng dầu trong nước vẫn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6. Nếu không sử dụng Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 300–400 đồng/lít, còn dầu diesel có thể tăng tới 600 đồng/lít.
Thị trường xăng dầu chịu sức ép mới từ căng thẳng Trung Đông

Thị trường xăng dầu chịu sức ép mới từ căng thẳng Trung Đông

Giá dầu thô thế giới được dự báo tiếp tục biến động mạnh, với nguy cơ vượt mốc 100 USD/thùng. Giá xăng dầu trong nước đang được dự báo tăng lần thứ 5 liên tiếp.
Xuất nhập khẩu hàng hóa vượt trên 390 tỷ USD sau gần nửa năm 2025

Xuất nhập khẩu hàng hóa vượt trên 390 tỷ USD sau gần nửa năm 2025

Theo thống kê của Cục Hải quan, tính đến hết ngày 15/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 390,91 tỷ USD, tăng 51,84 tỷ USD, tương ứng mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay đạt mức tăng trưởng trong khoảng 10 - 25%, xếp thứ bảy trên thế giới. Có thể nói, du lịch Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để bứt tốc vươn lên vị trí hàng đầu khu vực.
Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Sự hợp nhất giữa Viện Chăn nuôi và Viện Thú y không chỉ là bước đi tinh gọn bộ máy mà còn mở ra kỳ vọng về một trung tâm nghiên cứu hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi – thú y phát triển bền vững trong thời đại chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng làm rõ quyền chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai

Sự linh hoạt trong quy định pháp lý giúp thúc đẩy tính thanh khoản, tăng niềm tin nhà đầu tư và người mua nhà.
Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Ngành ô tô Việt tìm thế vững giữa biến động toàn cầu

Đối mặt với những biến động chưa từng có từ thị trường quốc tế và các điểm nghẽn nội tại, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang dần chuyển mình mạnh mẽ. Từ chiến lược nội địa hóa, nâng cao hiệu suất sản xuất đến áp dụng công nghệ số và mở rộng kết nối toàn cầu, các doanh nghiệp đang định hình nền tảng vững chắc cho mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất ô tô và linh kiện của khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động