Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã công bố dự báo về tình hình lương thực toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến Việt Nam, dự báo sẽ trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới cả về xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong năm 2025 và 2026. Trong bối cảnh sản lượng gạo toàn cầu tăng, nhu cầu tiêu thụ cũng có những thay đổi đáng chú ý, ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo Việt Nam.
Từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu sẽ tăng nhưng không nhiều Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xanh, hướng tới thị trường cao cấp Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu
Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới
Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Tăng cường sản lượng gạo nhưng cung vẫn không đủ cầu

Theo báo cáo từ USDA, sản lượng gạo toàn cầu trong năm nay dự kiến sẽ tăng thêm 1 triệu tấn, đạt tổng cộng 538,7 triệu tấn. Tăng trưởng này chủ yếu đến từ Ấn Độ, với một lượng nhỏ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù sản lượng có sự gia tăng, tình trạng thiếu hụt vẫn diễn ra khi nhu cầu tiêu thụ tăng thêm 6,1 triệu tấn, đẩy tổng nhu cầu lên mức 538,8 triệu tấn, chủ yếu từ Ấn Độ với 125 triệu tấn.

Trong khi đó, thị trường gạo toàn cầu tiếp tục có sự gia tăng mạnh mẽ trong năm 2025 và 2026, với sản lượng dự báo đạt trên 60 triệu tấn.

Đặc biệt, Việt Nam sẽ nổi lên là một trong những quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, với dự báo nhập khẩu gạo sẽ đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,1 triệu tấn vào năm 2026, qua đó trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.

Nguyên nhân chính là diện tích gieo trồng bị thu hẹp và nhu cầu nhập khẩu gạo từ Campuchia gia tăng. Trong năm 2024, Việt Nam ước tính sẽ nhập khoảng 3,4 triệu tấn gạo, đứng sau Philippines và Indonesia.

Vượt qua Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới
Việt Nam sẽ vươn lên trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới vào năm 2025. Ảnh BQN

Không chỉ tăng cường nhập khẩu, Việt Nam còn sẽ vươn lên trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới vào năm 2025. Dự báo, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7,9 triệu tấn gạo, vượt qua Thái Lan với 7 triệu tấn. Chỉ đứng sau Ấn Độ với 24 triệu tấn, Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế xuất khẩu nhờ vào nhu cầu ổn định từ thị trường truyền thống Philippines và sự quay lại của các nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vĩnh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhận định Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng trong ngành xuất khẩu gạo, ít nhất là trong vòng 5-6 năm tới.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng ngành gạo Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu và cạnh tranh từ các đối thủ xuất khẩu lớn như Ấn Độ và Thái Lan. Mặc dù vậy, ông Phú lạc quan cho rằng với sự hỗ trợ từ chính sách và đàm phán quốc tế, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tình hình nhập khẩu và xuất khẩu gạo đang diễn ra khá phức tạp và liên tục thay đổi, nhưng cơ hội lớn vẫn đang chờ đón Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao? Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao?
Thương hiệu - “tấm áo” nâng tầm giá trị hạt gạo Thương hiệu - “tấm áo” nâng tầm giá trị hạt gạo
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội? Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Với đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm, cùng các chính sách cởi mở và nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Dù là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, Việt Nam vẫn nhập khẩu lượng lớn từ Brazil, Indonesia và Campuchia. Theo ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê – đây là hoạt động kinh doanh bình thường trong cơ chế thị trường, đồng thời phản ánh những thách thức trong phát triển bền vững và cân đối cung cầu toàn cầu.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Với những tín hiệu phục hồi rõ nét từ thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là điểm sáng giữa bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều biến động và là nền tảng quan trọng để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 4% trong cả năm.
Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Ngày 12/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã tiếp ông Mo Shenfan – Giám đốc điều hành Tập đoàn BSV (Trung Quốc), bà Trương Mộng Ảnh – Tổng giám đốc Tập đoàn Nhất Khang Quảng Đông cùng đoàn công tác.
Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 ghi nhận bước phục hồi mạnh mẽ, với nông sản trở thành điểm sáng đáng chú ý, góp phần củng cố vị thế kinh tế đối ngoại của cả nước.
Thủ tướng chỉ đạo khơi thông điểm nghẽn, bứt phá xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo khơi thông điểm nghẽn, bứt phá xuất khẩu nông lâm thủy sản

Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Trước chênh lệch cán cân thương mại với Mỹ, Việt Nam thể hiện thiện chí bằng việc xúc tiến nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản từ đối tác chiến lược này. Bên cạnh tác dụng ngắn hạn về thị trường, động thái còn tạo nền tảng cho hợp tác lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và phát triển bền vững.
Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang thể hiện nhu cầu lớn và ổn định trong việc nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ cao từ Mỹ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cán cân thương mại hài hòa giữa hai quốc gia.
Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 3 đạt 182 triệu USD, tăng 21% so với tháng 2 và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 31,4 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD, tăng 21%.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động