Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao?

Chính phủ Ấn Độ cuối ngày 7/3 (giờ địa phương) đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm. Các chuyên gia lo ngại, động thái này của Ấn Độ sẽ khiến giá gạo Việt Nam và thế giới có nguy cơ tiếp tục giảm sâu.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Thủ tướng triệu tập lãnh đạo địa phương vùng ĐBSCL bàn về xuất khẩu lúa gạo Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao?
Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm.

Dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm

Quyết định trên được đưa ra để ứng phó với tình trạng lượng hàng tồn kho đạt mức cao kỷ lục vào đầu tháng 2/2025, gấp gần 9 lần so với mục tiêu của chính phủ, cũng như nhu cầu quốc tế ngày càng gia tăng, đồng thời báo hiệu sự thay đổi lớn trong chiến lược thương mại và an ninh lương thực của Ấn Độ.

Việc nối lại xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ sẽ cho phép các nước nghèo ở châu Phi đảm bảo nguồn cung ngũ cốc với giá thấp hơn, đồng thời hỗ trợ những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và ethanol châu Á phụ thuộc vào loại gạo này.

Tháng 9/2022, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và sau đó áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tất cả các loại gạo khác vào năm 2023 sau khi lượng mưa thấp làm dấy lên lo ngại về sản lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình cung ứng được cải thiện sau khi thu hoạch được vụ mùa kỷ lục, Ấn Độ đã dỡ bỏ biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các sản phẩm gạo ngoại trừ loại 100% tấm.

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA) B.V. Krishna Rao chia sẻ: "Giờ đây, khi xuất khẩu gạo tấm được phép, chúng tôi dự kiến xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn loại này vào năm 2025".

Năm 2022, Ấn Độ đã xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm, chủ yếu sang Trung Quốc để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti để tiêu dùng.

Giá lúa gạo giảm là do xu hướng của thế giới

Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, gạo Việt bị ảnh hưởng ra sao?
Mặt bằng giá gạo trong nước đang trở về mặt bằng năm 2023 trước khi có đột biến trong năm 2024.

Trước thực trạng Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo 5% tấm và 25% tấm vào cuối năm 2024 khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục lao dốc, ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường - nhận định mặt bằng giá gạo trong nước đang trở về mặt bằng năm 2023 trước khi có đột biến trong năm 2024, kể cả giá xuất khẩu. Dù vậy, với giá gạo xuất khẩu và giá trong nước như hiện nay thì không nên quá lo lắng. Bởi lẽ, với giá lúa IR 50404 là 5.400 - 5.500 đồng/kg nhưng giá thành sản xuất chỉ 3.800 - 4.300 đồng/kg như hiện nay, nông dân vẫn có lợi nhuận khoảng 30% trở lên.

Ông Đỗ Đức Duy dự báo tình hình có thể sẽ trở lại bình thường sau khoảng 3 tháng nữa, hoặc giữa hay cuối quý II/2025, thời điểm nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước có thể tăng trở lại.

Mặc khác, ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - cho rằng việc giá lúa gạo giảm là do xu hướng của thế giới. Tuy nhiên, trong 1,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trong 2 tháng qua, gạo chất lượng cao chiếm đến 80%. Vì vậy, ở phân khúc thị trường gạo chất lượng cao này, Việt Nam không cạnh tranh nhiều với Ấn Độ và Thái Lan.

Bộ Công Thương Việt Nam dự kiến sẽ họp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp trong tháng 3/2025 để tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường Philippines và Trung Quốc.

Theo các thương nhân, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 389 USD/tấn vào ngày 6/3, giảm so với mức 393 USD/tấn của tuần trước.

Trong khi đó, các nhà giao dịch Thái Lan cho biết nhu cầu không có nhiều biến động và sự lên xuống về giá phần lớn sẽ phụ thuộc vào tỉ giá hối đoái.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan giữ ở mức 415 USD/tấn so với khoảng giá 415-420 USD/tấn được báo giá vào tuần trước.

Một thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có các cuộc đấu thầu gạo quy mô lớn sắp tới, vì vậy giá sẽ duy trì ở mức trên trong một thời gian.

Nguồn cung mới là Ấn Độ, dù được bổ sung vào thị trường nhưng sẽ ít tác động đến giá do nhu cầu lớn chưa xuất hiện trên thị trường.

Ngành gạo đang diễn ra thực trạng Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn"
Giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy và quay trở lại chu kỳ tăng? Giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy và quay trở lại chu kỳ tăng?
Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu chốt tuần giảm nhẹ, kỳ vọng khởi sắc sau 30/4

Giá tiêu chốt tuần giảm nhẹ, kỳ vọng khởi sắc sau 30/4

Giá tiêu chốt tuần giảm nhẹ 500 đồng/kg tại Gia Lai, hiện giao dịch ở mức 154.500 - 156.000 đồng/kg.
Lượng cà phê còn trong tay nông dân rất hạn chế

Lượng cà phê còn trong tay nông dân rất hạn chế

Giá cà phê có tuần tăng thứ hai liên tiếp ở mức 1000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 130.000 – 130.700 đồng/kg.
Thị trường hồ tiêu hiện đang giằng co giữa cung và cầu

Thị trường hồ tiêu hiện đang giằng co giữa cung và cầu

Giá tiêu hôm nay 27/4 quay đầu giảm nhẹ 1000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch ở mức 154.500 – 156.000 đồng/kg.
Giá heo hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Nam

Giá heo hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Nam

Giá heo hơi hôm nay 27/4, tại một số tỉnh miền Nam ghi nhận giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, trong khi miền Bắc và miền Trung hầu như giữ nguyên. Khảo sát mới nhất cho thấy giá heo hơi tại ba miền dao động từ 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm mạnh

Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm mạnh

Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm mạnh 1.500 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 130.000 – 130.700 đồng/kg.
Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

Những ngày này, tại các chợ truyền thống ở TP.HCM và dọc một số tuyến đường khu trung tâm Thành phố, nhiều người bán cờ đỏ sao vàng, áo thun in sao vàng, sticker, gấu bông hình chú bộ đội... để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Giá cà phê Arabica cao nhất trong 7 tuần

Giá cà phê Arabica cao nhất trong 7 tuần

Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh từ 1.500 đến 1.700 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 131.500 - 132.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá arabica tiếp tục tăng lên mức gần 400 US cent/pound - cao nhất trong 7 tuần, robusta quay đầu giảm nhẹ 12 USD/tấn.
Giá heo hơi tiếp tục lao dốc tại miền Bắc

Giá heo hơi tiếp tục lao dốc tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 26/4, cho thấy xu hướng giữ giá ổn định trên diện rộng, song một số địa phương ở cả ba miền vẫn ghi nhận mức giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Khảo sát mới nhất cho thấy giá heo hơi tại ba miền dao động từ 66.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu dừng đà tăng

Giá tiêu dừng đà tăng

Giá tiêu hôm nay 26/4 lại dừng đà tăng, không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 155.500 – 157.000 đồng/kg.
Giá vàng tăng mạnh trở lại trước làn sóng chốt lời

Giá vàng tăng mạnh trở lại trước làn sóng chốt lời

Giá vàng trong nước và thế giới tăng mạnh trở lại nhờ lực mua vào sau đợt giảm sâu hôm qua. Sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động