Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo tại Nhật Bản đang cao bất thường, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, người Nhật Bản ngày càng “chuộng” gạo Việt Nam, liệu đây có là cơ hội vàng cho ngành xuất khẩu gạo?.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy? Thương hiệu - “tấm áo” nâng tầm giá trị hạt gạo Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo Nhật Bản tăng vọt

Bộ Nông nghiệp Nhật Bản mới đây thông báo mở bán đấu giá 150.000 tấn gạo từ kho gạo dự trữ và kết quả trúng thầu sẽ công bố vào 13/3. Số gạo đấu giá thành công dự kiến được bán ra thị trường vào cuối tháng 3. Cơ quan này cho hay có thể bán thêm 60.000 tấn gạo nếu cần thiết.

"Giá gạo đang cao bất thường", Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto phát biểu trước quốc hội ngày 10/3. "Bằng cách sắp xếp lại những khâu gây ách tắc trong mạng lưới phân phối, chúng tôi hy vọng giảm bớt khó khăn mà người tiêu dùng đang đối mặt".

Nhật Bản dự trữ khoảng một triệu tấn gạo khẩn cấp và từng mở kho dự trữ trong các đợt thảm họa, nhưng đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, quốc gia này phải mở kho vì vấn đề chuỗi cung ứng.

Giá 5 kg gạo Koshihikari tại Tokyo hồi tháng 2 là 4.363 yen (29,64 USD), mức cao nhất trong lịch sử, theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thông ngày 28/2. Giá gạo ở Nhật Bản đã tăng liên tục 10 tháng kể từ tháng 5/2024, theo Japan Times.

Câu hỏi đặt ra lúc này đó là, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt Nam cũng đang vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm – vụ Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đứng ở mức thấp. Trong số các chủng loại gạo xuất khẩu, gạo Japonica Việt Nam trông giống như các sản phẩm của Nhật Bản và hương vị cũng gần như giống hệt. Trong bối cảnh thị trường gạo Nhật Bản đang khủng hoảng về giá, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt Nam?

Người Nhật Bản ngày càng "chuộng" gạo Việt Nam

Thông tin từ ông Takashi Takanashi, Chủ tịch đồng quản trị của Spice House – một công ty chuyên nhập khẩu thực phẩm tại tỉnh Kanagawa, nhu cầu về gạo Việt Nam đã tăng đột biến trong thời gian gần đây. Lý do chính nằm ở mức giá hấp dẫn, gạo Việt Nam được bán với giá 3.240 yên/5kg (khoảng 21,8 USD), trong khi cùng một lượng gạo Japonica của Nhật có giá tới 4.000 yên (tương đương 27 USD).

Gạo Japonica là loại gạo phổ biến tại Nhật Bản, có hạt ngắn và nhỏ, được đánh giá cao nhờ độ dẻo và hương vị đặc trưng. Gạo Việt Nam nhập khẩu không chỉ có mức giá cạnh tranh hơn mà còn có hương vị tương đồng với gạo nội địa Nhật Bản, khiến người tiêu dùng chấp nhận nhanh chóng.

Theo đó, công ty Spice House bắt đầu kinh doanh gạo Việt Nam từ năm 2024 và nhanh chóng mở rộng thị phần. Ban đầu, công ty chỉ nhập khẩu 200 tấn nhưng chỉ sau vài tháng, sản lượng tiêu thụ đã tăng mạnh. Hiện tại, hầu như không còn hàng tồn kho và khách hàng phải xếp hàng để mua. Do nhu cầu quá lớn, công ty đã giới hạn số lượng bán ra, mỗi khách hàng chỉ được mua một bao.

Các kệ gạo trống rỗng tại một siêu thị ở Yokohama, Nhật Bản, ngàu 28/8/2024. Ảnh: Stars and Stripes
Các kệ gạo trống rỗng tại một siêu thị ở Yokohama, Nhật Bản, ngàu 28/8/2024. Ảnh: Stars and Stripes

Không chỉ gạo Việt Nam, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản nói chung cũng tăng đột biến. Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, số lượng gạo nhập khẩu tư nhân năm tài chính 2023 là 368 tấn, nhưng chỉ sau một tháng đầu năm 2025, con số này đã tăng vọt lên 991 tấn. Để được nhập khẩu, các công ty tại Nhật Bản phải đóng thuế cho Chính phủ nước này. Mức thuế nhập khẩu tư nhân mà doanh nghiệp nhập khẩu gạo phải nộp là là 341 yen/kg, nhưng gạo nhập khẩu vẫn rẻ hơn đáng kể so với gạo nội địa.

Nguyên nhân giá gạo tại Nhật Bản tăng cao chủ yếu do vụ mùa thất bát và chi phí sản xuất tăng. Gạo nội địa như Koshihikari, loại gạo cao cấp được trồng nhiều tại Nhật Bản, hiện có giá lên tới 800 yên/kg (khoảng 5,4 USD).

Nhật Bản hiện có hạn ngạch nhập khẩu gạo 770.000 tấn/năm, trong đó 100.000 tấn do chính phủ nhập khẩu để làm lương thực dự trữ. Năm tài chính 2024 đánh dấu lần đầu tiên trong 7 năm qua, toàn bộ số gạo chính phủ nhập khẩu đã được bán hết, do giá gạo nội địa tăng vọt khiến người dân đổ xô mua gạo giá rẻ hơn.

Trong một phiên đấu giá tháng 12/2024, người mua đã đặt 64.380 tấn, trong khi số lượng chào bán chỉ là 25.000 tấn. Giá bán trung bình đạt 548.246 yên/tấn, mức cao kỷ lục trong lịch sử đấu giá gạo tại Nhật Bản.

Vẫn sẽ khó khăn

Tuy nhiên, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho hay, Nhật Bản chỉ nhập khẩu gạo giống của Nhật Bản cấy tại Việt Nam. Việc truy xuất nguồn gốc được họ thực hiện đến tận giống bản địa, trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, chứ không phải cứ ngon là họ mua.

Cũng theo ông Hoàng Trọng Thủy, Nhật Bản có hai loại hình nhập khẩu gạo. Đầu tiên là gạo do chính phủ nhập khẩu, vì Nhật Bản có nghĩa vụ mua một lượng nhất định từ nước ngoài theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Loại thứ hai là được tư nhân là các công ty thương mại và các công ty khác nhập khẩu.

Nền nông nghiệp Nhật Bản vẫn duy trì những hộ sản xuất quy mô nhỏ, sản lượng thấp và phụ thuộc lớn vào trợ cấp từ Chính phủ. Nhật Bản gia nhập đàm phán CPTPP trong bối cảnh nền nông nghiệp nước này vẫn chưa thực sự được chuẩn bị đủ để duy trì và tồn tại trước sức ép từ cạnh tranh nội khối.

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp trong ngành, hiện Nhật Bản không phải là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam. Tại thị trường Nhật Bản, gạo Việt Nam chưa có đủ sức cạnh tranh so với gạo của Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc hay Australia.

Từ năm 2012 đến nay, gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật chủ yếu qua đường phi mậu dịch với số lượng không đáng kể và chủ yếu dùng làm chế biến thực phẩm như bánh, tương miso...

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới vẫn sẽ khó khăn do nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân Nhật có xu hướng giảm, trong khi gạo Việt Nam vẫn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc – là những nước đã có truyền thống và thế mạnh xuất khẩu gạo sang Nhật Bản.

Ngành gạo đang diễn ra thực trạng Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn"
Giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy và quay trở lại chu kỳ tăng? Giá gạo xuất khẩu đã chạm đáy và quay trở lại chu kỳ tăng?
Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Tuần qua, giá vàng thế giới điều chỉnh vào cuối tuần sau khi liên tục lập kỷ lục mới, nhưng cả nhà đầu tư lẫn chuyên gia phân tích đều tiếp tục duy trì sự lạc quan về xu hướng của giá vàng trong tuần tới.
Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

Trong chuyến thăm đến các nông trại và hợp tác xã (HTX) tại hai tỉnh Tây Nguyên vào tuần trước, Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier đã được tận mắt theo dõi quy trình trồng, thu hoạch, nếm trái ca cao tươi tại vườn và lắng nghe sự thay đổi trong phương thức trồng ca cao của nhà nông địa phương.
EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa thông báo Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm (ATTP) và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Bất chấp nhiều thách thức, ngành dịch vụ thức ăn và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025. Năm nay cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới.
Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng chiều nay tiếp tục đi lên theo hướng thẳng đứng, vàng nhẫn chạm mức 98,5 triệu đồng/lượng – cao nhất từ trước tới nay.
Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

“Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư. Tốt nhất nên giữ vàng chiếm tỷ trọng 10 - 30% trong danh mục. Ngoài ra cũng cần lưu ý là tuyệt đối không vay tiền để mua vàng”, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh lưu ý các nhà đầu tư.
Sau vượt mốc 3.000 USD, thị trường vàng sẽ có đợt bán tháo mạnh?

Sau vượt mốc 3.000 USD, thị trường vàng sẽ có đợt bán tháo mạnh?

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay của vàng.
Giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng với xác suất 70%

Giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng với xác suất 70%

Ngày 16/3, giá vàng nhẫn neo sát mốc 97 triệu đồng/lượng. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng trong năm 2025 với xác suất 70%.
Giá vàng ở mức đỉnh mọi thời đại vẫn được dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng ở mức đỉnh mọi thời đại vẫn được dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng trong nước và thế giới liên tiếp lập kỷ lục mới trong tuần qua, hiện giá vàng đang ở mức đỉnh mọi thời đại nhưng được dự báo tiếp tục tăng trong tuần tới.
Động lực nào thúc đẩy giá vàng tăng như vũ bão?

Động lực nào thúc đẩy giá vàng tăng như vũ bão?

Chốt phiên giao dịch 14/3, giá vàng thế giới giao ngay giảm 4 USD về 2.984 USD một ounce. Trước đó, giá có thời điểm lập đỉnh mới tại 3.004 USD do nhu cầu trú ẩn tăng cao vì thuế nhập khẩu của Mỹ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động