Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại

Giá lúa gạo nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng bắt đầu nhích dần sau thời gian dài lao dốc.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã chạm đáy?
Giá gạo xuất khẩu đảo chiều tăng
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 12/3 là 392 US/tấn, tăng 3 USD so với tuần trước.

Ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong tuần qua giá lúa thường tại ruộng được mua ở mức 5.400 - 5.600 đồng/kg, tăng hơn 200 đồng/kg so với tuần trước đó. Giá lúa thường tại kho từ 6.750 - 6.950 đồng/kg. Gạo 5% tấm có giá từ 10.200 - 11.700 đồng/kg tùy theo giống.

Trong khi đó, trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 12/3 là 392 US/tấn, tăng 3 USD so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn gạo cùng chủng loại của Thái Lan 15 USD/tấn, thấp hơn gạo Ấn Độ 11 USD/tấn. Có thể thấy, trong 1 tuần qua, giá gạo nội địa và xuất khẩu vẫn chưa tạo được sức bật nhưng đã có chuyển biến theo hướng tích cực.

Đây là tín hiệu tích cực khi thị trường đang bước vào đợt thu hoạch rộ lúa đông xuân, giá thu mua lúa cho bà con nông dân vẫn đảm bảo mức phổ biến từ 6.300 - 6.500 đồng/kg.

Có 2 yếu tố quan trọng giúp giá lúa gạo Việt Nam khởi sắc. Đầu tiên là sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời từ Chính phủ, đặc biệt là việc cấp vốn lớn với lãi suất tốt, thời gian kéo dài để doanh nghiệp có đủ nguồn lực tăng thu mua lúa cho nông dân. Bên cạnh đó là việc triển khai thu mua dự trữ quốc gia theo quy định.

Yếu tố thứ 2 do đông xuân là vụ lúa lớn nhất và chất lượng tốt nhất trong năm của Việt Nam.

Thông thường, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và kho chứa đều tranh thủ thu mua tạm trữ để phối trộn với lúa hè thu và thu đông để xuất khẩu. Ngay cả các khách hàng nhập khẩu gạo Việt Nam cũng hiểu rõ điều này nên tranh thủ thu mua khi giá đang tốt. Kể từ đầu tuần này, các khách hàng truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia, châu Phi… tăng mua trở lại.

Một yếu tố quan trọng không kém là các khách hàng lo ngại Việt Nam sẽ áp giá sàn xuất khẩu mức 500 USD/tấn.

Theo ông Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trước đây Việt Nam từng gặp phải "cuộc khủng hoảng về lúa gạo" như hiện nay. Lúc đó, nhà nước cũng đã áp dụng một số biện pháp để bình ổn thị trường lúa gạo như tạo cơ chế cho ngân hàng hỗ trợ lãi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lúa gạo vay tiền mua lúa gạo từ người dân. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng đó chỉ là cách xử lý ngắn hạn.

Để xử lý dài hạn, ông Sơn cho biết cần có nhiều biện pháp căn cơ hơn, đó là phải đảm bảo dòng chảy của chuỗi lúa gạo. Trong đó, quan trọng nhất là gắn kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các địa phương chuyên canh lúa gạo để các bên có thể chia sẻ với nhau cả về lợi nhuận và rủi ro.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giá trở lại
Nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân.

Trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường được yêu cầu chỉ đạo các địa phương sản xuất đảm bảo sản lượng và diện tích lúa trong thời gian tới. Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện thu mua, xuất nhập khẩu lúa gạo.

Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, mở rộng hạn ngạch, thời hạn cho vay với doanh nghiệp để mua gạo tạm trữ khi thị trường có biến động. Các ngân hàng tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản...

Bộ trưởng Bộ Tài chính tạo điều kiện hoàn thuế xuất khẩu sớm, cơ chế thông quan nhanh gọn, tăng kiểm tra đối với hoạt động xuất nhập khẩu gạo, chủ động xây dựng kế hoạch mua dự trữ gạo quốc gia.

Vì sao giá gạo Việt Nam xuất khẩu rơi xuống mức thấp nhất thế giới? Vì sao giá gạo Việt Nam xuất khẩu rơi xuống mức thấp nhất thế giới?
Nghịch lý, giá gạo bán lẻ vẫn ở mức đỉnh dù xuất khẩu xuống đáy Nghịch lý, giá gạo bán lẻ vẫn ở mức đỉnh dù xuất khẩu xuống đáy
Kỳ vọng giá gạo xuất khẩu sẽ sớm tăng trở lại Kỳ vọng giá gạo xuất khẩu sẽ sớm tăng trở lại
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ổn định trong nước, thế giới nhiều biến động nhẹ

Giá cà phê ngày 29/6/2025 trên thị trường thế giới và trong nước duy trì sự ổn định với những biến động nhẹ. Dù giá thế giới có xu hướng điều chỉnh giảm, thị trường cà phê nội địa vẫn giữ vững mức giá và có chiều hướng tăng nhẹ, tạo tín hiệu tích cực cho người trồng và doanh nghiệp thu mua.
Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Bảo đảm an toàn nguồn cung xăng dầu quốc gia

Nhiều biến động địa chính trị, kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu cao hơn cho việc điều hành thị trường xăng dầu. Việt Nam đang chủ động dự báo và ứng phó nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định, giá cả minh bạch, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và tiêu dùng.
Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước lập đỉnh mới, ngành hồ tiêu Việt Nam cần chiến lược dài hơi để giữ đà tăng

Giá tiêu trong nước ngày 29/6 đồng loạt tăng mạnh từ 1.000 đến 5.000 đồng/kg, đưa mặt bằng giá lên mức cao kỷ lục từ 128.000 - 133.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường tiêu quốc tế ổn định, nhưng sự tăng vọt nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi ngành hồ tiêu Việt Nam xây dựng chiến lược bài bản để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động