Xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam cao kỷ lục

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay – 1,1 tỷ USD. Thành quả này phản ánh nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường Việt Nam đối với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời củng cố vai trò của Việt Nam như một thị trường trọng điểm của ngành nông sản Mỹ tại châu Á.
Sầu riêng xuất khẩu đạt kỷ lục cán đích 1 tỷ đô trước 4 tháng, biến số từ sầu riêng Tây Nguyên Xây dựng thương hiệu nông sản Việt: Thách thức từ rào cản thủ tục Tái định vị thị trường xuất khẩu: Chìa khóa sinh tồn cho ngành thủy sản

Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu dùng nông sản chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á, khi năm 2024 kim ngạch xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam đạt mức kỷ lục 1,1 tỷ USD – theo thông tin do Đại sứ Mỹ Marc Knapper chia sẻ tại sự kiện quảng bá nông sản “Từ những nông trang trù phú của nước Mỹ” chiều 23/7.

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Marc Knapper nhấn mạnh mối quan hệ thương mại Việt – Mỹ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản. “Chúng tôi tự hào cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và bền vững”, ông nói.

Trong thời gian qua, Mỹ và Việt Nam cũng đã tăng cường hợp tác trong kiểm soát chất lượng, hải quan, chuỗi cung ứng lạnh và phát triển nông nghiệp bền vững. Đại sứ Knapper cho biết, trong nhiệm kỳ của ông, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho xuân đào – loại trái cây mới từ Mỹ, và hai nước cũng phối hợp trong dự án sử dụng phân bón đúng cách.

Xuất khẩu nông sản tiêu dùng của Mỹ sang Việt Nam cao kỷ lục
Sự kiện quảng bá nông sản “Từ những nông trang trù phú của nước Mỹ”

Tại sự kiện, ông Ralph Bean – Tham tán Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) – cũng khẳng định, trong 30 năm qua, hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và xây dựng khung pháp lý minh bạch nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại nông sản.

Chiến dịch quảng bá sản phẩm Mỹ được tổ chức tại siêu thị MM Mega Market Thăng Long (Hà Nội), đồng thời mở rộng trên toàn hệ thống MM Mega Market toàn quốc từ ngày 23/7 đến 6/8. Người tiêu dùng sẽ có cơ hội trải nghiệm hơn 80 sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đặc trưng của Mỹ, bao gồm trái cây tươi (anh đào, táo, việt quất, xuân đào...), thịt bò, thịt gà, các loại hạt dinh dưỡng, phô mai, đồ uống, thực phẩm chế biến...

Theo ông Nguyễn Đức Toàn – Tổng Giám đốc MM Mega Market Việt Nam, sự kiện lần này là dấu mốc quan trọng cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp phân phối Việt Nam và các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ. “Việc đón tiếp Đại sứ Mỹ tại hệ thống siêu thị MM là minh chứng cho sự quan tâm của Chính phủ Mỹ với tiềm năng thị trường nông sản Việt Nam”, ông Toàn nhấn mạnh.

Với quy mô dân số lớn, tầng lớp trung lưu gia tăng và nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cao cấp ngày càng mở rộng, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với ngành nông nghiệp Mỹ, đồng thời là kênh tiêu thụ ổn định và tiềm năng dài hạn cho các sản phẩm có giá trị gia tăng.

Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ
Việt Nam ký mua hơn 2 tỷ USD nông sản Mỹ: Bước tiến hợp tác thương mại nông nghiệp Việt Nam ký mua hơn 2 tỷ USD nông sản Mỹ: Bước tiến hợp tác thương mại nông nghiệp
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ
Đình Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Việc Canada thay đổi chính sách thương mại đối với ngành sắt thép – thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) và áp thuế bổ sung cao (lên tới 50–75%) – có tác động đa chiều đến xuất khẩu sắt thép của Việt Nam, bao gồm cả thách thức tức thời và cơ hội chiến lược dài hạn.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Bất chấp những khó khăn đầu năm, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực khi 7 tháng đầu năm 2025 đã thu về hơn 3,83 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện tại và sự chuyển động tích cực từ các thị trường, ngành rau quả đang được kỳ vọng cán mốc 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Thị trường EU nâng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thanh long Việt cần gì để khai thông?

Thị trường EU nâng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thanh long Việt cần gì để khai thông?

Hàng trăm tấn thanh long GlobalGAP bị tồn kho do vướng quy định mới về cấp chứng thư xuất khẩu sang EU, đẩy nông dân và doanh nghiệp vào thế khó. Trong khi thị trường nội địa không thể tiêu thụ nổi, ngành chức năng đang khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn nhằm khơi thông dòng chảy xuất khẩu cho trái thanh long Việt.
Ấn Độ tổ chức sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại Kakinada

Ấn Độ tổ chức sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại Kakinada

Giữa tháng 9/2025, sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại TP. Kakinada, Ấn Độ sẽ quy tụ hàng trăm doanh nghiệp toàn cầu, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển chiến lược của Ấn Độ. Các lĩnh vực tiềm năng gồm dược phẩm, dệt may, thủy sản, khoáng sản, nông sản... cùng nhiều ưu đãi hỗ trợ dành cho doanh nghiệp tham dự.
Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Giữa lúc thị trường tiêu dùng Campuchia thiếu hụt nguồn cung do gián đoạn thương mại với Thái Lan, các thương hiệu thực phẩm Việt Nam đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống, chiếm lĩnh kệ hàng, và được người tiêu dùng bản địa đón nhận. Từ những sản phẩm quen thuộc như sữa, mì gói, đến bánh kẹo, hàng Việt đang tạo dấu ấn vững chắc tại thị trường láng giềng.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá rô phi trên toàn cầu sẽ đạt gần 15 tỷ USD vào năm 2033. Bên cạnh những thị trường truyền thống, mới đây, Việt Nam đã ký kết để xuất khẩu chính ngạch cá rô phi sang thị trường Brazil. Từ đó, tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho loài thủy sản vốn rất phù hợp và dễ nuôi ở nhiều khu vực của nước ta.
Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Giữa bối cảnh thị trường ô tô Trung Quốc ngày càng khốc liệt và không dễ thở với các thương hiệu phương Tây, Toyota đang tạo nên một ngoại lệ hiếm hoi. Với mẫu SUV điện bZ3X – sản phẩm hợp tác với đối tác nội địa GAC – Toyota đã chứng minh rằng, cạnh tranh tại Trung Quốc không bất khả thi nếu có chiến lược đúng đắn về sản phẩm và giá cả.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động