Giảm chi phí logistics – chìa khóa giữ lợi thế cho nông sản Việt
Chế biến sâu mở lối nâng tầm nông sản Việt Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá” Xây dựng thương hiệu nông sản Việt: Thách thức từ rào cản thủ tục |
Nửa đầu năm 2025, xuất khẩu nông sản Việt tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh, giữ vai trò chủ lực trong cơ cấu thương mại, hướng tới mục tiêu 70 tỷ USD. Tuy nhiên, chi phí logistics cao – có thể chiếm tới 30% giá thành sản phẩm – đang là gánh nặng lớn khiến nông sản Việt mất dần sức cạnh tranh.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, hạ tầng kho lạnh, vận chuyển lạnh ở Việt Nam hiện chưa phát triển đồng bộ. Với nhóm hàng tươi sống như rau, củ, trái cây, yếu tố thời gian và điều kiện bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Không chỉ vậy, tổn thất sau thu hoạch tại nhiều vùng trồng vẫn ở mức cao – từ 20-40% – do thiếu hệ thống bảo quản đạt chuẩn và phương tiện vận chuyển chuyên dụng. “Doanh nghiệp vừa phải chịu thêm chi phí, vừa đối mặt nguy cơ giảm chất lượng, trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao cho sản phẩm chưa chắc đạt yêu cầu”, ông Nguyên nói.
![]() |
Giảm chi phí logistics – chìa khóa giữ lợi thế cho nông sản Việt |
Gánh nặng logistics còn hiện diện ở mảng thương mại điện tử, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ. Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty Meet More dẫn chứng: “Một hộp cà phê Meet More có giá niêm yết 85.000 đồng, nhưng đến tay người tiêu dùng có thể lên tới 105.000 đồng do chi phí giao hàng. Nếu muốn cạnh tranh với hàng ngoại giá rẻ, buộc phải giảm giá, nhưng giảm sâu thì sẽ không còn lợi nhuận”.
Dù sản phẩm của Meet More đã có mặt tại hơn 20 quốc gia, việc cân đối giá bán hợp lý và duy trì dịch vụ giao hàng hiệu quả trong nước vẫn là áp lực không nhỏ. Chi phí logistics cao không chỉ làm tăng giá thành mà còn khiến sản phẩm nội địa khó tiếp cận phân khúc phổ thông – nơi đang bị hàng nhập giá rẻ chiếm lĩnh.
Để ứng phó với chi phí vận chuyển leo thang, nhiều doanh nghiệp nông sản Việt đang tái cấu trúc lại cách tổ chức vận hành, chuyển sang sử dụng nền tảng logistics chuyên nghiệp thay vì đầu tư đội xe riêng hoặc phụ thuộc các đơn vị không chuyên.
Theo số liệu từ nền tảng giao vận Lalamove, nhóm khách hàng phân phối nông sản hiện chiếm tới 32% tổng đơn hàng xe tải. Các doanh nghiệp đánh giá, việc chuyển sang nền tảng giao vận công nghệ giúp tiết kiệm đến 30% chi phí vận chuyển nhờ khả năng tùy chọn phương tiện linh hoạt: xe tải nhỏ, xe van với thùng kín, bảo ôn hoặc đông lạnh – vừa đảm bảo chất lượng hàng, vừa rút ngắn thời gian giao.
Đại diện Farmers Market – đơn vị chuyên phân phối rau củ quả tại TP.HCM – cho biết, trước đây phải chờ gom đủ đơn cho chuyến xe lớn, nay chỉ cần vài phút để gọi xe van, giao hàng đúng nhiệt độ, giảm chi phí và thất thoát.
Ngoài việc đảm bảo chất lượng và tốc độ, sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố bất thường, vốn là “ác mộng” với hàng tươi sống.
Với các doanh nghiệp lớn, giải pháp được lựa chọn là tích hợp API (giao diện lập trình ứng dụng) của đơn vị vận chuyển vào hệ thống nội bộ. Điều này giúp họ chủ động quản lý đơn hàng, phân phối theo khu vực, đồng thời giảm chi phí cố định khi không cần đầu tư đội xe riêng mà vẫn giữ được sự linh hoạt, kiểm soát và mở rộng độ phủ thị trường.
Trong bối cảnh chi phí đầu vào, nhất là logistics, tiếp tục leo thang, thì khả năng tối ưu vận hành không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để doanh nghiệp nông sản Việt giữ vững vị thế – không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà cả ngay trên sân nhà.
Giảm giá thành từ gốc thông qua cải thiện chuỗi cung ứng, logistics chính là con đường bền vững để nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việt – điều kiện tiên quyết nếu muốn đạt được mục tiêu 70 tỷ USD vào năm 2025 và xa hơn là khẳng định thương hiệu Việt trên bản đồ nông sản toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ “nút thắt” cho ngành cà phê và cá ngừ

Việt Nam – Senegal thúc đẩy hợp tác thương mại chiến lược, lấy gạo làm điểm tựa

Chủ động bình ổn thị trường mùa mưa bão: Xử lý nghiêm đầu cơ, găm hàng, tăng giá

Bảo đảm an toàn hàng dự trữ, kịp thời xuất cấp trong mùa mưa bão

Việt Nam trở thành điểm sáng từ thành công của Chương trình OCOP

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô
