Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Xoài, mít, cam sành… rớt giá thảm hại ngay tại “thủ phủ” vì phụ thuộc đầu ra, sản xuất thiếu quy hoạch và không gắn với tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, một quả xoài hữu cơ ở Nhật có thể bán với giá bằng cả tạ xoài Việt. Nông nghiệp Việt Nam đang cần một chiến lược phát triển bền vững, hiện đại và có thương hiệu để nâng tầm giá trị.
Cuộc đua tỷ đô: Chanh leo, chuối, dứa, dừa - "Kỳ lân" nông nghiệp nào sẽ về đích trước? Nông sản Việt: Giải cứu hay đổi mới để lớn mạnh? Dứa Việt được giá ở châu Âu: Cơ hội hay giấc mơ tỷ đô?

Nông sản Việt: Ngon thôi chưa đủ

Cùng hương vị, nhưng một quả xoài trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ kết hợp với cách tiếp thị của người nông dân Nhật lại có giá trị bằng cả tạ xoài ở Việt Nam.

Giữa tháng 5/2025, nông dân tại xã Cam Lâm (Khánh Hòa), thủ phủ xoài Úc miền Trung, rơi vào cảnh “ngồi trên đống xoài” mà không có người mua. Giá tại vườn chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg, không đủ bù chi phí đầu vào. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường Trung Quốc – đầu ra lớn nhất – bất ngờ ngừng thu mua, khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Nông sản Việt: Thay đổi tư duy để thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Không chỉ xoài, sầu riêng, ổi, mít và cam sành cũng “chìm” trong cơn rớt giá. Nếu 5-7 năm trước, cam sành Hà Nội bán 60.000 - 70.000 đồng/kg, nay chỉ còn 15.000 - 20.000 đồng/kg; tại vườn ở Vĩnh Long, giá cam sành xuống mức 3.000 - 4.000 đồng/kg. Người trồng cam chỉ có lãi nếu giá đạt gần 10.000 đồng/kg.

Tại Đồng Tháp, giữa tháng 6/2025, giá mít Thái chỉ còn 500 - 2.000 đồng/kg tại vườn, bán tại vựa cũng chỉ nhỉnh thêm 500 đồng/kg. Mít ruột đỏ loại A1 (trái đẹp, 9kg trở lên) còn 11.000 đồng/kg, các loại khác chỉ 2.000 - 4.000 đồng/kg. Với giá này, nông dân không thể thu hồi vốn.

Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết: “Các loại trái cây chủ lực của Việt Nam thường rộ từ tháng 5 đến tháng 9, khi nguồn cung vượt cầu dễ dẫn đến ‘được mùa, mất giá’.” Năm nay, xuất khẩu trái cây càng khó khăn khi Trung Quốc và nhiều thị trường lớn siết chặt tiêu chuẩn chất lượng.

Cây nào được giá, nông dân đổ xô trồng, không cần quy hoạch hay định hướng thị trường. Mỗi vườn một kiểu, thiếu quy trình chuẩn khiến trái cây Việt khó cạnh tranh quốc tế. Chuỗi liên kết nông dân – doanh nghiệp – thị trường lỏng lẻo: doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chuẩn, nông dân lại không có đầu ra ổn định, dẫn đến nghịch lý “vừa thừa, vừa thiếu”.

Câu chuyện không chỉ là cây giống mà là cách làm

Tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần VI (20/7), TS. Đinh Hùng Cường, Trưởng phòng R&D, Viện Hóa học nước biển Fukoda – Nhật Bản, giới thiệu hai nông sản đặc biệt: trứng gà được Vương quốc Bỉ công nhận “ngon nhất thế giới” và gạo chỉ phục vụ khách sạn, nhà hàng cao cấp Nhật Bản.

Ông Cường nhấn mạnh, giá trị nông sản không chỉ nằm ở hương vị mà ở tính an toàn, bền vững. “Xoài Việt Nam rất ngon, nhưng một quả xoài hữu cơ Nhật, kết hợp với cách làm thương hiệu, có thể bán giá 2,5 triệu đồng/quả. Số tiền đó ở Việt Nam ăn no xoài cả tuần,” ông ví von.

Việt Nam có đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng, thuận lợi cho nông sản. Nhưng thói quen sản xuất cũ kỹ, thiếu đồng bộ quy hoạch, và không chú trọng thương hiệu đang là “nút thắt” khiến nông sản khó vươn ra thế giới.

Xu thế nông nghiệp hiện đại là xanh hóa, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc và bán cả “câu chuyện văn hóa” của sản phẩm. Song, nông nghiệp xanh ở Việt Nam gặp rào cản lớn: đất nhiễm phân hóa học, chi phí hữu cơ cao, năng suất thấp, thiếu vốn và chính sách tín dụng ưu đãi.

“Chúng tôi từng thử nghiệm trên cây cà phê ở Đắk Lắk. Hạt cà phê cho hương vị tốt, nhưng đất đã nhiễm quá nhiều hóa chất, phải mất nhiều năm mới hồi phục được trạng thái hữu cơ,” ông Cường chia sẻ.

Nếu không thay đổi, bài toán “được mùa, mất giá” sẽ tái diễn. Các chuyên gia khuyến nghị cần quy hoạch lại vùng trồng theo tín hiệu thị trường, xây dựng thương hiệu vùng miền, gắn với truy xuất nguồn gốc và chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ.

Ngoài ra, cần chính sách ưu đãi về tín dụng, đất đai để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch, bền vững.

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt
Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu nông sản chung Việt Nam – Brazi Thủ tướng đề nghị xây dựng thương hiệu nông sản chung Việt Nam – Brazi
Diệp Diệp

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng tốc trong phiên giao dịch ngày 22/7, với vàng SJC tiến sát mốc 122 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá kim loại quý cũng có cú nhảy vọt đáng kể, thiết lập mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua, nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ suy yếu.
Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới bất ngờ lao dốc sau chuỗi tăng nóng, kéo giá Robusta rơi xuống dưới ngưỡng 3.200 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường trong nước giữ đà ổn định, chưa có dấu hiệu biến động mạnh.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng ở mức cao, dao động từ 137.000 đến 140.000 đồng/kg. Dù tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước, thị trường vẫn chưa thực sự sôi động khi nhu cầu xuất khẩu còn yếu và áp lực đầu cơ gia tăng.
Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Ford lập kỷ lục doanh số nửa đầu năm 2025: Dẫn đầu toàn diện nhiều phân khúc

Ford Việt Nam vừa công bố đạt doanh số kỷ lục 21.700 xe trong sáu tháng đầu năm 2025, tăng trưởng ấn tượng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức doanh số cao nhất trong nửa đầu năm kể từ khi thương hiệu này có mặt tại Việt Nam, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu trong nhiều phân khúc chiến lược.
Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Sau nhiều phiên tăng mạnh, giá vàng trong nước và thế giới quay đầu điều chỉnh trong ngày 20/7. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng xu hướng tăng chưa kết thúc khi vàng vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố bất ổn địa chính trị, kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ và nhu cầu trú ẩn tài sản an toàn.
Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Sau giai đoạn sụt giảm kéo dài, ngành rau quả Việt Nam đang chứng kiến những tín hiệu phục hồi tích cực. Với sự trở lại mạnh mẽ của sầu riêng cùng đà tăng tốc của chanh leo, xoài và dừa, kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt gần 4 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm 2025, củng cố kỳ vọng tăng trưởng bền vững trong nửa cuối năm.
Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Sáng 20/7, giá hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm nhẹ từ 500–1.000 đồng/kg sau chuỗi ngày tăng mạnh, thể hiện sự thận trọng của người trồng và doanh nghiệp trước biến động thị trường trong nước và quốc tế.
Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay (20/7) tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 93.500 – 94.000 đồng/kg, thiết lập mặt bằng mới cao nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh thị trường Robusta thế giới phục hồi, kỳ vọng giá cà phê sẽ còn duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Giá cà phê trong nước hôm nay 19/7: Giảm nhẹ nhưng vẫn giữ vùng cao kỷ lục

Giá cà phê trong nước hôm nay 19/7: Giảm nhẹ nhưng vẫn giữ vùng cao kỷ lục

Sáng 19/7, giá cà phê trong nước quay đầu giảm nhẹ từ 200–500 đồng/kg, dao động trong khoảng 91.800–92.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông.
Giá hồ tiêu sáng nay giảm nhẹ, doanh nghiệp cần khơi thông thủ tục xuất khẩu

Giá hồ tiêu sáng nay giảm nhẹ, doanh nghiệp cần khơi thông thủ tục xuất khẩu

Giá hồ tiêu trong nước sáng nay giảm khoảng 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trọng điểm, dao động trong khoảng 137.000 – 140.000 đồng/kg. Trong khi đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho xuất khẩu, gây ách tắc tại thị trường EU – nơi Việt Nam đang giữ vị thế nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động