Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới
Lâu nay, Việt Nam được biết đến là quốc gia xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới. Điều này là một thuận lợi khi cá tra và cá rô phi đều thuộc nhóm cá thịt trắng, được nuôi trong điều kiện môi trường khá tương đồng. Tuy nhiên, trong khi cá tra chỉ phù hợp phát triển tại ĐBSCL thì cá rô phi lại có thể phát triển mạnh từ miền Bắc đến miền Nam. Ngay lúc này, Việt Nam đã hình thành các điều kiện của một ngành hàng mới có tiềm năng cao.
Từ năm 2016, Việt Nam đã có đề án phát triển nuôi và xuất khẩu cá rô phi, nhưng thất bại vì điều kiện lúc đó không đáp ứng được con giống, thức ăn, nhà máy chế biến.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các điều kiện phát triển đều đã sẵn sàng. Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đã có định hướng cụ thể để phát triển bền vững ngành hàng này. Nhiều hộ chuyển sang nuôi cá rô phi trong các ao lắng vuông tôm do tận dụng được hạ tầng sẵn có. Nhờ áp dụng tốt kinh nghiệm tích lũy được, phần lớn hộ nuôi cá rất thành công.
![]() |
Thị trường cá rô phi toàn cầu dự kiến tăng lên gần 15 tỷ USD vào năm 2033. (Ảnh minh họa) |
Theo chia sẻ của một hộ dân tại TP. Cần Thơ cho biết: "Khi nghe nhà máy Sóc Trăng đã mở nhà máy chế biến, nông dân bắt thời cơ và bắt nhịp, với giá bán hiện tại 35.000 đồng thì ổn".
Rô phi là một trong những loài cá thịt trắng thơm ngon, giàu dinh dưỡng được thị trường thế giới ưa thích. Xu hướng thương mại của loài cá này đang tăng trưởng.
Tại TP. Cần Thơ, việc phát triển nghề nuôi cá rô phi góp phần tạo nên hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nhất là trước tình trạng khó khăn chung về đầu ra cũng như dịch bệnh của một số loài thủy sản nuôi truyền thống như con tôm. Khâu giống đang được cơ quan chuyên môn đặc biệt quan tâm.
Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư Trần Đình Luân cho biết diện tích nuôi cá rô phi tại Việt Nam năm 2024 đạt 30.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt 300.000 tấn. Sản lượng sản xuất giống cá rô phi/điêu hồng đạt 1,09 tỷ con.
Ông Luân nêu quan điểm ngay từ bây giờ sẽ cùng các hiệp hội ngành hàng, địa phương, doanh nghiệp tính toán ngay từ đầu để làm sao liên kết, xây dựng được thương hiệu và chiếm lĩnh được thị trường, tất cả các mắt xích trong chuỗi phải làm ngay từ đầu. Từ đó chúng ta có liên kết về tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng, kích cỡ và các yêu cầu khác để xây dựng được thương hiệu cho cá rô phi Việt Nam
Nuôi cá rô phi thương phẩm đã giúp đa dạng đối tượng vật nuôi, nâng cao hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều quan trọng, người nuôi cần gắn với doanh nghiệp liên kết tiêu thụ để đảm bảo đầu ra tốt và an toàn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường cá rô phi toàn cầu đạt giá trị 10,6 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến tăng lên 14,5 tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) 3,52%. Sản lượng cá rô phi toàn cầu đạt 7 triệu tấn trong năm 2024, dự kiến tăng lên 7,3 triệu tấn vào năm 2025. Nhu cầu tiêu thụ cá rô phi toàn cầu tăng 13%/năm, với tiềm năng đạt 20 tỷ USD vào năm 2030. Riêng tại Mỹ, nhu cầu nhập khẩu cá rô phi hàng năm lên tới 200.000 tấn, tạo cơ hội lớn cho các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam. Tại Việt Nam, xuất khẩu cá rô phi năm 2024 đạt 41 triệu USD, tăng 138% so với năm 2023. Trong đó, cá điêu hồng (red tilapia) đạt 13 triệu USD, tăng 20%, còn cá rô phi (black tilapia) đạt 28 triệu USD, tăng ấn tượng 348%. |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025
