Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn
Loạt thay đổi chính sách đối với xuất khẩu sắt thép
Trong bối cảnh ngành công nghiệp thép toàn cầu đang đối mặt với tình trạng dư cung và cạnh tranh khốc liệt, Chính phủ Canada đã tăng cường các biện pháp bảo hộ nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
![]() |
Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn. (Ảnh minh họa) |
Ngày 19/6/2025, Bộ trưởng Tài chính Canada đã họp báo và công bố các biện pháp bảo vệ công nhân và ngành nhôm thép của Canada, theo đó, Canada sẽ điều chỉnh các mức thuế trả đũa hiện có đối với thép và nhôm của Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 7 năm 2025, tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán thương mại. Bắt đầu từ ngày 30/6/ 2025, chính phủ Canada sẽ thực hiện các quy tắc mua sắm có đi có lại, hạn chế quyền tiếp cận các hợp đồng mua sắm của liên bang, ưu tiên cho các nhà cung cấp từ Canada và các đối tác thương mại đáng tin cậy.
Đồng thời, Bộ trưởng Tài chính Canada công bố sẽ áp dụng các mức thuế mới dựa trên nguồn gốc sản xuất (nơi nấu chẩy và đúc, áp dụng không chỉ với thép mà cả nhôm) để chống lại tình trạng dư thừa công suất toàn cầu và các hành vi thương mại không công bằng. Đáng lưu ý nhất là công bố thiết lập các hạn ngạch (TRQ) mới ở mức 100% khối lượng nhập khẩu năm 2024 đối với các sản phẩm thép từ các đối tác không có FTA. Các TRQ này được áp dụng hồi tố và sẽ được xem xét sau 30 ngày.
Để thực thi, ông cũng công bố thành lập 2 đội đặc nhiệm (một cho thép và một cho nhôm) để theo dõi hoạt động thương mại và tác động về giá và khởi động chương trình cho vay 10 tỷ CAD cho các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Đến ngày 27/6/2025, Bộ trưởng Tài chính tiếp tục đưa ra thông cáo báo chí làm rõ hơn về hạn ngạch thuế quan mới, theo đó, hạn ngạch được đặt ở mức 2.6 triệu tấn là mức Canada nhập khẩu năm 2024 từ các nước không có FTAs. Các nước không có Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với Canada sẽ chịu mức thuế bổ sung đối với lượng thép vào Canada quá mức của năm 2024. Biện pháp này có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được xem xét sau 30 ngày.
Biện pháp này dựa trên kết quả tham vấn trước đó với các bên liên quan nhằm đối phó với rủi ro rằng thép ban đầu dành cho Hoa Kỳ được chuyển hướng đến phá giá thị trường Canada nhưng đồng thời để đảm bảo không gián đoạn nguồn cung cho người dùng Canada. TRQ sẽ được xem xét định kỳ (30 ngày) nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của cũng như để kịp thời điều chỉnh trong trường hợp thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ có tiến bộ.
Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn
Do tình hình kinh tế cũng như sự bất định thuế quan, các doanh nghiệp Canada đã giảm mạnh nhập khẩu nhóm mặt hàng sắt thép, từ mức trung bình trên 10 tỷ USD hàng năm xuống dự báo khoảng 8 tỷ USD trong năm nay.
Bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada cho biết, năm 2024, xuất khẩu sắt thép (mã HS 72 và 73) của Việt Nam sang Canada đạt 217 triệu USD, chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Con số này đã sụt giảm mạnh so với mức đỉnh 424 triệu USD vào năm 2022, thời điểm sắt thép nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam vào thị trường này. Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu do các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Ngay cả ở thời kỳ đỉnh cao, thị phần của Việt Nam tại Canada cũng rất nhỏ (dưới 3%), trong khi thị trường này do Mỹ (chiếm gần 50%) và Trung Quốc chi phối.
Để đối phó với áp lực thương mại và bảo vệ ngành sản xuất trong nước, Canada đã công bố các biện pháp mới, có hiệu lực từ năm 2025, theo đó tác động trực tiếp đến các nhà xuất khẩu như Việt Nam.
"Việt Nam không có nhiều cơ hội để cạnh tranh về giá ngay cả với các nước không có FTAs với Canada vì hạn ngạch 2024 của chúng ta quá thấp khiến mọi nỗ lực tăng thị phần sẽ đều lập tức đối mặt với mức thuế 50%, tức là tương đương các nước không có FTAs, không tính Trung Quốc chịu mức thuế 75%", bà Quỳnh phân tích.
Với yêu cầu chứng minh nguồn quốc, quy định về "nấu chảy và đúc" của Canada rất khắt khe, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải minh bạch hóa hoàn toàn chuỗi cung ứng và tránh phụ thuộc vào phôi thép từ Trung Quốc.
Các mặt hàng thành phẩm của Việt Nam như đồ gia dụng, linh kiện ô tô... nếu sử dụng thép có nguồn gốc Trung Quốc cũng có nguy cơ bị áp thuế 25%, thay vì được miễn thuế theo CPTPP.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải theo dõi sát sao hạn ngạch theo quý và thực hiện các thủ tục xin giấy phép phức tạp, dễ gây nản lòng cho cả nhà xuất khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu Canada.
Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada đánh giá, những thay đổi chính sách của Canada mang lại tác động tích cực không đáng kể cho ngành thép Việt Nam.
Thách thức lớn nhất đến từ việc hạn ngạch bị đóng băng ở mức rất thấp của năm 2024, khiến Việt Nam khó có thể tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị phần. Các nước có FTA khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 cao hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Nếu không có sự thay đổi, chính sách này có thể khiến Việt Nam bị gạt ra ngoài lề trong cuộc tái định hình chuỗi cung ứng thép tại Bắc Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Thị trường kính Việt Nam trước biến động: Điều tra chống bán phá giá từ Indonesia, Malaysia

Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025

Thị trường EU nâng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thanh long Việt cần gì để khai thông?

Ấn Độ tổ chức sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại Kakinada

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu
