Thị trường kính Việt Nam trước biến động: Điều tra chống bán phá giá từ Indonesia, Malaysia
Những mảng màu tươi sáng của kinh việt Nam đầu năm mới Chế biến sâu mở lối nâng tầm nông sản Việt Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc |
![]() |
Thị trường kính Việt Nam trước biến động: Điều tra chống bán phá giá từ Indonesia, Malaysia |
Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu
Vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2093/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia và Malaysia, thuộc mã HS 7005.29.20 và 7005.29.90 (mã vụ việc: AD22).
Quyết định được đưa ra dựa trên hồ sơ đề nghị điều tra của bốn doanh nghiệp sản xuất kính trong nước: Công ty Cổ phần Kính nổi Chu Lai; Công ty Cổ phần Kính nổi Hạ Long; Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ; Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam.
Các doanh nghiệp này cáo buộc sản phẩm kính nổi không màu từ Indonesia và Malaysia đang bị bán phá giá vào Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Theo các chuyên gia, việc điều tra bán phá giá không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất nội địa mà còn giúp bình ổn thị trường kính xây dựng, vốn đang cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu giá rẻ. Nếu xác định có hành vi bán phá giá, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để hạn chế thiệt hại và đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Quy trình điều tra và khuyến nghị cho doanh nghiệp
Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan nhằm thu thập thông tin, phân tích hành vi bán phá giá, đánh giá thiệt hại và mối quan hệ nhân quả. Ngoài ra, các phiên tham vấn công khai sẽ được tổ chức để doanh nghiệp và các tổ chức liên quan bày tỏ quan điểm trước khi có kết luận cuối cùng.
Theo giới phân tích thị trường, kết quả điều tra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cung-cầu và giá kính trên thị trường trong nước. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, nếu có, sẽ giúp tạo “khoảng thở” cho doanh nghiệp nội địa, đồng thời định hình lại chiến lược nhập khẩu trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu
