Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Trước sức ép từ các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ, ngành gỗ Việt Nam cần chủ động chứng minh tính hợp pháp trong chuỗi cung ứng, tăng minh bạch về nguyên liệu và củng cố niềm tin để giữ vững thị phần xuất khẩu chủ lực.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ? Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững Tái cơ cấu thị trường – Giải pháp chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu 18 tỷ USD

Nguy cơ từ chính sách thương mại mới

Doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đứng trước áp lực từ các biện pháp thuế đối ứng và chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam đứng trước áp lực từ các biện pháp thuế đối ứng và chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

Tại Tọa đàm Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày 24/6, các đại diện từ Hiệp hội Sản phẩm gỗ Quốc tế Hoa Kỳ (IWPA) cảnh báo, một số sản phẩm gỗ, ván ép Việt Nam đang bị điều tra và có khả năng phải chịu cùng lúc cả thuế đối ứng và thuế chống bán phá giá.

Theo IWPA, ba nhóm biện pháp có thể được Hoa Kỳ áp dụng với gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam gồm: thuế quan đối ứng, điều tra an ninh quốc gia theo Mục 232, và thuế chống bán phá giá - chống trợ cấp (AD/CVD). Trong đó, mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 áp dụng phổ quát ở mức 10%, kèm mức bổ sung riêng theo từng quốc gia. Với Việt Nam, mức thuế bổ sung là 46%, song hiện đang tạm hoãn đến ngày 9/7 để chờ kết quả kháng cáo.

Biện pháp này được áp dụng dựa trên Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA), hiện đang bị đình chỉ thi hành do phán quyết của Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vụ việc đang được kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Liên bang, và thậm chí có thể đưa lên Tòa án Tối cao. Trong trường hợp Tòa án không chấp thuận việc sử dụng IEEPA, chính quyền Mỹ có thể viện dẫn Mục 122 – cho phép Tổng thống áp dụng mức thuế tối đa 15% trong vòng 150 ngày và gia hạn nếu có sự chấp thuận của Quốc hội.

Riêng với Mục 232 – điều tra liên quan đến an ninh quốc gia theo Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 – các mặt hàng thuộc diện này như tủ gỗ, đồ nội thất không chịu ảnh hưởng của chính sách thuế bổ sung. Tuy nhiên, danh mục sản phẩm bị xem xét hiện rất rộng và quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.

Bà Ashley Amidon, Giám đốc điều hành IWPA, lưu ý: “Điều các cơ quan Hoa Kỳ thực sự quan tâm không phải là chứng chỉ gỗ, mà là nguồn gốc thực sự của nguyên liệu – liệu có đến từ ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ hay không. Tính minh bạch là yếu tố bắt buộc.”

Trên thực tế, thị trường Hoa Kỳ hiện đang là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt 9 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2023 và chiếm 55% tổng lượng xuất khẩu ngành gỗ. Các mặt hàng chính gồm đồ nội thất gỗ, ván gỗ, cửa gỗ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Ở chiều ngược lại, năm 2024 Việt Nam cũng nhập khẩu từ Hoa Kỳ lượng gỗ trị giá 316,36 triệu USD, tăng 32,9% so với năm 2023, chiếm 11,2% tổng kim ngạch nhập khẩu ngành gỗ. Gỗ xẻ, gỗ tròn và veneer là ba mặt hàng nhập khẩu chủ lực.

Minh bạch và chủ động là chìa khóa

Việc minh bạch nguồn gốc nguyên liệu và tăng nhập khẩu gỗ hợp pháp từ Hoa Kỳ được xem là giải pháp giúp ngành gỗ Việt Nam giảm rủi ro thuế quan.
Việc minh bạch nguồn gốc nguyên liệu và tăng nhập khẩu gỗ hợp pháp từ Hoa Kỳ được xem là giải pháp giúp ngành gỗ Việt Nam giảm rủi ro thuế quan.

Đại diện IWPA khẳng định, trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, Việt Nam cần có chiến lược ứng phó chủ động hơn thay vì bị động tiếp nhận thông tin. Một trong những khuyến nghị then chốt là các doanh nghiệp nên theo sát Đơn đăng ký mức thuế riêng biệt (SRA) do Bộ Thương mại Hoa Kỳ phát hành, dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Đây là cơ hội để doanh nghiệp chứng minh tính hợp pháp và độc lập trong hoạt động xuất khẩu.

Ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình Chính sách thương mại tài chính lâm nghiệp – Tổ chức Forest Trends, cho rằng cần điều chỉnh nhận thức về ngành gỗ Việt Nam. “Có quan niệm sai lầm rằng Việt Nam nhập khẩu gỗ rủi ro để xuất khẩu. Thực tế, phần lớn gỗ nhập khẩu phục vụ nhu cầu trong nước. Khối lượng nhập khẩu cũng đã giảm mạnh trong những năm gần đây.”

Ông nhấn mạnh, Việt Nam đã cấm khai thác rừng tự nhiên từ năm 2014. Gỗ tự nhiên trong nước không được dùng cho xuất khẩu; phần lớn sản phẩm xuất khẩu làm từ gỗ rừng trồng, gỗ cao su hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ những khu vực địa lý tích cực.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VIFOREST, ngành gỗ Việt Nam đã có bước chuyển mạnh sang phát triển rừng trồng bền vững, công nghiệp chế biến có trách nhiệm. Hiện Việt Nam có khoảng 3 triệu ha rừng trồng, 1 triệu ha cao su, diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC, PEFC-VFCS đang ngày càng mở rộng.

Ông Hoài cho biết, các quy định như Đạo luật Lacey, chứng nhận xuất khẩu, và tự chứng nhận xuất xứ đều được doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nghiêm túc. Sự tuân thủ này là nền tảng để xây dựng niềm tin với phía Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý và hiệp hội ngành cần chủ động hơn trong cung cấp thông tin, tăng cường tiếp cận đối tác, hiệp hội quốc tế và tổ chức môi trường để giải thích rõ về ngành gỗ Việt Nam.

Ông Joe O’Donnell, Giám đốc phụ trách Chính phủ và Quan hệ công chúng của IWPA, nhấn mạnh: nếu doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập khẩu gỗ cứng từ Hoa Kỳ, điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch và hợp pháp trong hồ sơ xuất xứ – một yếu tố có thể giúp giảm thiểu rủi ro về thuế. Ông cũng cho rằng việc cung cấp thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng Mỹ sẽ góp phần gia tăng sự tin tưởng và bảo vệ thị phần xuất khẩu.

Cả ông Joe và bà Ashley đều đồng thuận rằng, mức thuế 46% đang được xem xét là rất cao, tác động không chỉ đến Việt Nam mà cả chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh ấy, sự đoàn kết, chia sẻ thông tin và hành động kịp thời giữa các doanh nghiệp cùng ngành là rất cần thiết để vượt qua các rào cản thương mại đang ngày càng gia tăng.

Định hướng tương lai cho ngành gốm sứ, thủy tinh trong kỷ nguyên mới Định hướng tương lai cho ngành gốm sứ, thủy tinh trong kỷ nguyên mới
Vifa Expo 2025: Điểm hẹn lý tưởng cho doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu Vifa Expo 2025: Điểm hẹn lý tưởng cho doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ? Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?
Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững
Tái cơ cấu thị trường – Giải pháp chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu 18 tỷ USD Tái cơ cấu thị trường – Giải pháp chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu 18 tỷ USD
Hoài An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động