Thông tư mới mở đường cho mật ong Việt chinh phục thị trường cao cấp

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 09/2025/TT-BNNMT có hiệu lực, áp dụng quy định nghiêm ngặt về vệ sinh thú y, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm đối với mật ong thương mại. Đây được coi là bước đi chiến lược giúp ngành mật ong Việt Nam nâng chuẩn chất lượng, mở rộng thị phần tại các thị trường cao cấp như EU, Mỹ và Nhật Bản – nơi yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe.
Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong Việt Nam Kỳ vọng Mỹ sẽ tiếp tục giảm thuế CBPG với mật ong Việt Nam Cựu chiến binh sáng chế máy tinh lọc mật ong

Nâng chuẩn từ khâu nuôi ong đến chế biến

Thông tư 09/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tập trung siết chặt quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất mật ong, từ nuôi ong, thu mua đến chế biến phục vụ xuất khẩu.

Việc kiểm tra sẽ chú trọng dư lượng thuốc thú y, hóa chất, vi sinh vật gây hại, đồng thời yêu cầu toàn bộ cơ sở sản xuất thiết lập quy trình truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Mẫu mật ong, thức ăn nuôi ong và dư lượng thuốc thú y sẽ được kiểm tra định kỳ theo Chương trình giám sát hằng năm, với kết quả phân tích tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025. Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan quản lý có quyền yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm và áp dụng giám sát tăng cường.

Các cơ sở nuôi ong phải ghi chép đầy đủ nhật ký, tuân thủ quy định sử dụng thuốc thú y và đảm bảo thời gian ngừng thuốc trước khi khai thác mật.

Thông tư mới mở đường cho mật ong Việt chinh phục thị trường cao cấp

Thông tư mới mở đường cho mật ong Việt chinh phục thị trường cao cấp

Trong khi đó, cơ sở thu mua và chế biến phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, lưu trữ hồ sơ chất lượng ít nhất 3 năm và phổ biến quy trình an toàn thực phẩm cho các đối tác trong chuỗi cung ứng.

Điểm mới đáng chú ý là sự phân quyền giám sát: Cục Chăn nuôi và Thú y phụ trách kiểm tra cơ sở xuất khẩu và cơ sở hỗn hợp; Sở Nông nghiệp và Môi trường địa phương quản lý cơ sở phục vụ tiêu dùng nội địa. Cách phân cấp này giúp tăng tính chủ động tại địa phương và nâng cao hiệu quả giám sát thực địa.

Đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, gia tăng giá trị

Thông tư mới còn kiểm soát chặt chẽ danh mục thuốc thú y được phép sử dụng, buộc phải có đơn từ người hành nghề thú y, và đảm bảo thức ăn nuôi ong đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.

Theo các chuyên gia, đây là nền tảng pháp lý để ngành mật ong Việt Nam hướng tới sản xuất bền vững và đáp ứng chuẩn mực khắt khe của các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản. Hiện kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt trên 100 triệu USD/năm, với sản lượng trung bình hơn 50.000 tấn/năm. Tuy nhiên, ngành vẫn đối mặt với rào cản kỹ thuật và cảnh báo dư lượng khi tiếp cận thị trường cao cấp.

Việc triển khai đồng bộ Thông tư 09/2025/TT-BNNMT được kỳ vọng giúp mật ong Việt nâng cao uy tín, gia tăng giá trị xuất khẩu và giữ vững vị thế trong nhóm quốc gia xuất khẩu mật ong hàng đầu châu Á.

Mật ong Việt Nam chính thức bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá Mật ong Việt Nam chính thức bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá
Áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam cần khách quan, công bằng Áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam cần khách quan, công bằng
Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong Việt Nam Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong Việt Nam
Đình Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Việt Nam – Senegal thúc đẩy hợp tác thương mại chiến lược, lấy gạo làm điểm tựa

Việt Nam – Senegal thúc đẩy hợp tác thương mại chiến lược, lấy gạo làm điểm tựa

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Senegal, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye cùng dự tọa đàm chính sách thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt nhấn mạnh vai trò chiến lược của hợp tác thương mại – đầu tư. Gạo tiếp tục là một lĩnh vực trọng điểm trong quan hệ kinh tế hai nước, đồng thời mở ra nhiều tiềm năng trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, viễn thông và công nghiệp chế biến.
Nâng cao năng lực truy xuất nguồn gốc để bảo vệ người tiêu dùng

Nâng cao năng lực truy xuất nguồn gốc để bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng và thương mại điện tử ngày càng phổ biến, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là công cụ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mà còn là điều kiện để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính minh bạch và chống gian lận thương mại.
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 04/7/2025, Tập đoàn T&T Group đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất hợp tác đầu tư vào một loạt lĩnh vực then chốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thành phố. Tập đoàn kỳ vọng trở thành nhà đầu tư tư nhân chủ lực trong việc hình thành hệ sinh thái hạ tầng – công nghệ đa ngành tại đô thị lớn nhất cả nước.
Thị trường smartphone tháng 6/2025: Người Việt chi nhiều hơn cho điện thoại chất lượng

Thị trường smartphone tháng 6/2025: Người Việt chi nhiều hơn cho điện thoại chất lượng

Tháng 6/2025, thị trường điện thoại tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự dịch chuyển từ phân khúc phổ thông sang cao cấp, với người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi cho trải nghiệm tốt hơn. Apple dẫn đầu với gần 39 % thị phần, tiếp theo là Samsung, Oppo, cùng xu hướng mạnh mẽ từ Xiaomi và smartphone 5G. Một bức tranh công nghệ đầy sắc màu và đậm dấu ấn thời đại mới.
Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Riêng trong tháng 6 năm 2025 ghi nhận dấu mốc bứt phá của kinh tế tư nhân Việt Nam khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vượt kỷ lục, đạt hơn 24.000 đơn vị, gấp đôi so với cùng kỳ các năm 2021 - 2024.
“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

“Chìa khoá số” mở đường cho ngành điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên AI và chuỗi cung ứng mới

Ngày 02/7/2025, Diễn đàn Công nghiệp Sản xuất – M-TALKS 2025 với chủ đề “Đổi mới tương lai ngành sản xuất điện tử Việt Nam: Ứng dụng AI, Tự động hóa và Hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu” đã diễn ra tại khách sạn Pullman Hà Nội.
Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Hơn 24.000 doanh nghiệp mới trong tháng 6: Kinh tế tư nhân bứt phá

Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 lập kỷ lục với hơn 24.000 đơn vị – mức cao nhất từ trước đến nay. Cùng với sự gia tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, những con số tích cực cho thấy niềm tin của khu vực kinh tế tư nhân đang mạnh mẽ trở lại sau khi Nghị quyết 68 được ban hành.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động