Thị trường EU nâng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thanh long Việt cần gì để khai thông?

Hàng trăm tấn thanh long GlobalGAP bị tồn kho do vướng quy định mới về cấp chứng thư xuất khẩu sang EU, đẩy nông dân và doanh nghiệp vào thế khó. Trong khi thị trường nội địa không thể tiêu thụ nổi, ngành chức năng đang khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn nhằm khơi thông dòng chảy xuất khẩu cho trái thanh long Việt.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU Gạo Việt vươn xa nhờ chất lượng và bản sắc Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu
Thị trường EU nâng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thanh long Việt cần gì để khai thông?

Thị trường EU nâng tiêu chuẩn, doanh nghiệp thanh long Việt cần gì để khai thông?

Từ ngày 1/7/2025, quy định mới của EU yêu cầu việc cấp chứng thư cho hàng hóa xuất khẩu phải do cơ quan Nhà nước Việt Nam thực hiện thay vì doanh nghiệp tự kiểm định hoặc thông qua bên thứ ba như trước. Sự thay đổi này đã khiến hàng trăm tấn thanh long GlobalGAP tại Lâm Đồng bị "tắc đường" sang châu Âu, do các địa phương còn lúng túng trong quy trình cấp chứng thư theo chuẩn EU.

Tại xã Hàm Thuận Nam, tỉnh Lâm Đồng, nhiều nông dân cho biết đang đối mặt nguy cơ thiệt hại hàng tỷ đồng khi thanh long đã thu hoạch nhưng chưa thể tiêu thụ. Loại thanh long đạt chuẩn GlobalGAP này vốn được trồng phục vụ thị trường EU với quy cách size nhỏ, khoảng 10 quả/3kg, nên không phù hợp với tiêu thụ nội địa hay các thị trường khác.

Ông Huỳnh Cảnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cho biết hiện giá thanh long GlobalGAP mua tại vườn khoảng 28.000 đồng/kg với thanh long ruột đỏ. Nếu không xuất khẩu kịp, nguy cơ thiệt hại là rất lớn vì thời gian bảo quản chỉ kéo dài 15 ngày.

Trước thực trạng này, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) khẳng định yêu cầu cấp chứng thư không phải quy định mới từ EU mà là quy định đã có, nhưng nay được siết chặt hơn. Đặc biệt, quy trình này nay đã phân cấp về địa phương theo mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7/2025, dẫn tới sự lúng túng nhất định.

Hiện Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có công văn gửi TP.HCM, nơi đầu mối cấp chứng thư xuất khẩu, để triển khai công việc. Tuy nhiên, địa phương hiện chỉ mới cấp giấy theo biểu mẫu Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt, chưa đạt yêu cầu chuẩn châu Âu.

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết đã nắm bắt tình hình và có văn bản khẩn gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin hướng dẫn. Trong thời gian chờ đợi, Sở sẽ giải quyết theo hướng linh động để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp, tránh tổn thất cho nông dân.

Đồng thời, Sở cũng cam kết sớm ban hành hướng dẫn chi tiết và đăng tải công khai trên website để doanh nghiệp nắm rõ quy trình mới. Về lâu dài, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ cấp chứng thư trực tuyến, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản sang EU.

Vấn đề lúc này là các cơ quan quản lý cần khẩn trương hoàn thiện quy trình, chuẩn hóa các biểu mẫu theo tiêu chuẩn quốc tế, để trái thanh long Việt không bị “chôn chân” tại kho trong khi thị trường EU vẫn còn nhiều dư địa.

Không xây dựng barie từ đồng ruộng, nông sản sẽ khó đi đường dài Không xây dựng barie từ đồng ruộng, nông sản sẽ khó đi đường dài
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm
Tín hiệu tích cực cho cà phê Việt tại thị trường EU Tín hiệu tích cực cho cà phê Việt tại thị trường EU
Đình Đình

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Giữa lúc thị trường tiêu dùng Campuchia thiếu hụt nguồn cung do gián đoạn thương mại với Thái Lan, các thương hiệu thực phẩm Việt Nam đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống, chiếm lĩnh kệ hàng, và được người tiêu dùng bản địa đón nhận. Từ những sản phẩm quen thuộc như sữa, mì gói, đến bánh kẹo, hàng Việt đang tạo dấu ấn vững chắc tại thị trường láng giềng.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá rô phi trên toàn cầu sẽ đạt gần 15 tỷ USD vào năm 2033. Bên cạnh những thị trường truyền thống, mới đây, Việt Nam đã ký kết để xuất khẩu chính ngạch cá rô phi sang thị trường Brazil. Từ đó, tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho loài thủy sản vốn rất phù hợp và dễ nuôi ở nhiều khu vực của nước ta.
Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Giữa bối cảnh thị trường ô tô Trung Quốc ngày càng khốc liệt và không dễ thở với các thương hiệu phương Tây, Toyota đang tạo nên một ngoại lệ hiếm hoi. Với mẫu SUV điện bZ3X – sản phẩm hợp tác với đối tác nội địa GAC – Toyota đã chứng minh rằng, cạnh tranh tại Trung Quốc không bất khả thi nếu có chiến lược đúng đắn về sản phẩm và giá cả.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động