Ấn Độ tổ chức sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại Kakinada

Giữa tháng 9/2025, sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại TP. Kakinada, Ấn Độ sẽ quy tụ hàng trăm doanh nghiệp toàn cầu, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển chiến lược của Ấn Độ. Các lĩnh vực tiềm năng gồm dược phẩm, dệt may, thủy sản, khoáng sản, nông sản... cùng nhiều ưu đãi hỗ trợ dành cho doanh nghiệp tham dự.
Công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới Nâng tầm hàng Việt trong hội nhập kinh tế sâu rộng Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch
Ấn Độ tổ chức sự kiện kết nối giao thương quốc tế tại Kakinada

Ấn Độ mở rộng cửa thị trường: Doanh nghiệp Việt đón sóng giao thương tại Kakinada

Liên đoàn các Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ và chính quyền thành phố Kakinada sẽ tổ chức chương trình kết nối giao thương quốc tế vào giữa tháng 9/2025 tại thành phố Kakinada, bang Andhra Pradesh.

Kakinada là thành phố cảng có vị trí chiến lược nằm bên bờ biển đông Ấn Độ, nơi sông Godavari đổ ra Vịnh Bengal, hình thành một cảng biển tự nhiên thuận lợi. Đây cũng là trung tâm công nghiệp lớn với các ngành chủ lực như chế biến thủy sản, hóa dầu, logistics và vận tải biển.

Đặc biệt, Kakinada nằm trên hành lang kinh tế ven biển East Coast Economic Corridor (ECEC) - dự án do Chính phủ Ấn Độ và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phát triển nhằm kết nối giao thương giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Myanmar. Điều này mở ra dư địa lớn để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.

Tại sự kiện, doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội tìm kiếm đối tác, khám phá các cơ hội thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực như: dược phẩm, dệt may, khoáng sản và xây dựng, thực phẩm và nông sản, da giày, thủy sản và thức ăn nuôi trồng thủy sản, gỗ và nội thất...

Ban Tổ chức cũng có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài đủ tiêu chí về ngành hàng, quy mô và năng lực nhập khẩu từ Ấn Độ. Các hỗ trợ bao gồm vé máy bay, lưu trú, ăn uống và di chuyển trong suốt thời gian sự kiện. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ sẽ có giới hạn theo từng quốc gia.

Giá cà phê hôm nay 17/7: Vượt mốc 92.000 đồng/kg, thị trường nội địa nóng trở lại Giá cà phê hôm nay 17/7: Vượt mốc 92.000 đồng/kg, thị trường nội địa nóng trở lại
Miễn thị thực - Chìa khóa mở rộng thị trường du lịch châu Âu Miễn thị thực - Chìa khóa mở rộng thị trường du lịch châu Âu
Thị trường xe máy điện Việt Nam hiện ra sao? Thị trường xe máy điện Việt Nam hiện ra sao?
Diệp Diệp

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Giữa lúc thị trường tiêu dùng Campuchia thiếu hụt nguồn cung do gián đoạn thương mại với Thái Lan, các thương hiệu thực phẩm Việt Nam đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống, chiếm lĩnh kệ hàng, và được người tiêu dùng bản địa đón nhận. Từ những sản phẩm quen thuộc như sữa, mì gói, đến bánh kẹo, hàng Việt đang tạo dấu ấn vững chắc tại thị trường láng giềng.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Theo dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá rô phi trên toàn cầu sẽ đạt gần 15 tỷ USD vào năm 2033. Bên cạnh những thị trường truyền thống, mới đây, Việt Nam đã ký kết để xuất khẩu chính ngạch cá rô phi sang thị trường Brazil. Từ đó, tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho loài thủy sản vốn rất phù hợp và dễ nuôi ở nhiều khu vực của nước ta.
Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Giữa bối cảnh thị trường ô tô Trung Quốc ngày càng khốc liệt và không dễ thở với các thương hiệu phương Tây, Toyota đang tạo nên một ngoại lệ hiếm hoi. Với mẫu SUV điện bZ3X – sản phẩm hợp tác với đối tác nội địa GAC – Toyota đã chứng minh rằng, cạnh tranh tại Trung Quốc không bất khả thi nếu có chiến lược đúng đắn về sản phẩm và giá cả.
Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động