Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025
Xuất khẩu rau quả Việt Nam sẵn sàng tăng tốc Xuất khẩu rau quả giảm tốc: Đích đến 8 tỷ USD vẫn trong tầm tay Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc |
Sầu riêng, dừa và rau quả chế biến là động lực tăng trưởng
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ riêng tháng 7/2025, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 731 triệu USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm ngoái, dù giảm nhẹ so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,83 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ 2024.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả trong 7 tháng đầu năm cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, đạt hơn 1,43 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ.
![]() |
Xuất khẩu rau quả Việt Nam vững đà phục hồi, hướng tới mục tiêu kỷ lục 8 tỷ USD năm 2025 |
Đáng chú ý, thị trường Mỹ đang nổi lên là điểm sáng với mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả lên tới 166% so với cùng kỳ, nâng thị phần từ 5% lên 8,42%. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giữ vị trí số một, chiếm 52,62% tổng kim ngạch dù tỷ trọng đã giảm so với mức 65% cùng kỳ năm trước.
Về mặt hàng, dừa là một hiện tượng nổi bật khi giá xuất khẩu đã tăng phi mã từ 1,21 USD/kg năm 2022 lên hơn 7,2 USD/kg hiện nay. Các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Trung Đông đang tăng mạnh nhập khẩu dừa từ Việt Nam, không chỉ cho ngành thực phẩm mà còn phục vụ sản xuất mỹ phẩm và nhiên liệu sinh học.
6 tháng đầu năm, ngành rau quả gặp khó khăn do xuất khẩu sầu riêng suy giảm. Tuy nhiên, theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xu hướng phục hồi trong tháng 7 có sự đóng góp lớn từ sầu riêng nhờ nguồn cung đạt chuẩn, kiểm soát chất lượng chặt chẽ tại các vùng trọng điểm như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đáng chú ý, Trung Quốc - thị trường quan trọng nhất - đang có nhu cầu tiêu thụ rau quả rất lớn, nhất là trong mùa lễ hội và dịp Tết Nguyên đán cuối năm. Nếu các rào cản kỹ thuật và kiểm dịch thực vật sớm được tháo gỡ, xuất khẩu sầu riêng cùng các loại trái cây nhiệt đới khác sẽ tăng tốc mạnh mẽ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung cũng nhấn mạnh, cần sớm có giải pháp căn cơ để khôi phục đà xuất khẩu sầu riêng - mặt hàng từng chiếm một nửa kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024.
Định hướng mở rộng và gia tăng giá trị
Bên cạnh việc tập trung giải quyết khó khăn ở thị trường Trung Quốc, ngành rau quả Việt Nam đang đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Australia. Đặc biệt, các sản phẩm chế biến sâu đang trở thành ưu tiên nhằm nâng cao giá trị gia tăng, giảm áp lực từ xuất khẩu trái cây tươi vốn chịu nhiều rủi ro về bảo quản và thị trường.
Việc cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói và cải tiến quy trình kiểm tra đang được Chính phủ và ngành nông nghiệp ưu tiên, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu khắt khe của đối tác quốc tế.
Với nền tảng tăng trưởng tốt của năm 2024 (7,12 tỷ USD) và những chuyển động tích cực từ cả cung và cầu, mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD rau quả trong năm 2025 đang dần trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Sữa, mì gói, bánh kẹo Việt lên ngôi tại Campuchia: Vì sao người tiêu dùng tin chọn?

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Cá rô phi Việt Nam rộng đường ra thế giới

Toyota tạo ‘lối đi riêng’ giữa thị trường ô tô Trung Quốc khốc liệt

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu
