Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh
Gạo Việt vươn tầm nhờ chiến lược chất lượng Gạo Việt vươn xa nhờ nâng tầm chất lượng Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững? |
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 4,9 triệu tấn, thu về 2,54 tỷ USD. Mặc dù sản lượng tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giá trị lại giảm sâu 12,2% vì giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh gần 18,4%, chỉ còn khoảng 517,5 USD/tấn.
Nguyên nhân chính đến từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khi các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Thái Lan đồng loạt tăng lượng gạo bán ra với giá thấp, gây sức ép lên giá gạo Việt Nam. Đồng thời, sự dịch chuyển thị trường sang các khu vực như châu Phi cũng khiến giá trị giảm do mức giá nhập khẩu tại đây thường thấp hơn các thị trường truyền thống.
![]() |
Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương sửa luật để giữ vững thế cạnh tranh xuất khẩu |
Điểm sáng hiếm hoi là Bangladesh khi nhập khẩu gạo Việt Nam tăng gấp 515 lần. Song mặt bằng giá vẫn thấp, đặc biệt là gạo trắng thường 5% tấm, chủ lực của Việt Nam, đã giảm xuống dưới 390 USD/tấn - thấp nhất trong 18 tháng qua. Ngược lại, phân khúc gạo thơm, đặc sản như ST25 giữ được mức giá 650 - 1.200 USD/tấn, cho thấy dư địa lớn ở các dòng gạo cao cấp.
Trước sức ép thị trường, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cấp bách. Sau Nghị định 107/2018/NĐ-CP và Nghị định 01/2025/NĐ-CP, Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Các chuyên gia cho rằng ngành gạo cần tái định vị chiến lược xuất khẩu, tập trung vào các dòng gạo chất lượng cao, hữu cơ, Japonica sạch, phát thải thấp để tiếp cận các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada. Chương trình “1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp” hiện đang là bước đệm quan trọng cho chuyển đổi này.
Bộ Công Thương cũng tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, đàm phán cấp chính phủ về các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để hỗ trợ doanh nghiệp vượt rào cản thương mại. Những thỏa thuận gần đây với Indonesia, kế hoạch mở rộng sang Trung Quốc, Bangladesh, Ghana… là các bước đi chiến lược để tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam.
Song song đó, Bộ cũng đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định mới sửa đổi, bổ sung Nghị định 107 và Nghị định 01 nhằm cập nhật quy định phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Việc hoàn thiện khung pháp lý không chỉ là "lá chắn" trước biến động toàn cầu mà còn là đòn bẩy để doanh nghiệp gạo Việt Nam vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên
