Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.

Năm nay, vải thiều sớm chín nhanh, sản lượng cao, tập trung thu hoạch đồng loạt tại nhiều địa phương trong tỉnh, khiến lượng cung vải thiều ra thị trường lớn, lượng vải cùng lúc đổ về các điểm cân vào buổi sáng (do các thương nhân tập trung mua vào buổi sáng) nên gây ùn tắc cục bộ, khiến nguồn cung vượt cầu ngắn hạn, đẩy giá xuống thấp tại một số nơi, một số thời điểm.

Cùng với đó, thời điểm thu hoạch vải của tỉnh trùng với thời điểm thu hoạch vải tại thị trường xuất khẩu chủ yếu Trung Quốc; khu vực tỉnh Quảng Tây có mưa lũ lớn, khiến cho bị đứt gẫy tuyến đường vận chuyển vải thiều vào sâu các tỉnh nội địa Trung Quốc, làm cho vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Quảng Tây bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy nhiên, các ngành, các cấp... của chính quyền địa phương đã chung tay cùng bà con nông dân tiêu thụ vải thiều, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nên kết quả đạt được khá ấn tượng.

Cụ thể, ngay sau hợp nhất tỉnh, tại phiên họp thường kỳ đầu tháng 7/2025, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã chỉ đạo tăng cường kết nối tiêu thụ vải thiều, chú trọng hướng tới các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Chủ tịch Vương Quốc Tuấn trực tiếp tham gia đoàn công tác tham quan vùng vải thiều và chứng kiến lễ ký kết thu mua 100 tấn vải thiều giữa các hợp tác xã và doanh nghiệp trong khu công nghiệp và đã tiêu thụ số lượng lớn vải thiều vào nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, như: Foxconn (30 tấn), Welstory (11 tấn), Crystal Martin (10 tấn), và Luxshare Việt Nam (10 tấn)...

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu: Xuất khẩu tăng mạnh, nông sản Việt vươn tầm quốc tế. (Ảnh minh họa)

Đồng hành cùng người dân tiêu thụ vải thiều, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Thịnh cũng trực tiếp livestream, tương tác với khách hàng trong khuôn khổ “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Tự hào nông sản Việt”. Ngay trong buổi đầu chỉ trong 6 giờ lên sóng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Thịnh đã cùng đội ngũ tiêu thụ 55 tấn vải. Với phong thái giản dị cùng chùm vải thiều trên tay buổi livestream thu hút hàng nghìn đơn hàng từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và cả các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Australia... Phiên livestream không chỉ thúc đẩy tiêu thụ vải thiều mà còn truyền cảm hứng cho nông dân và thế hệ trẻ tham gia chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số mở rộng thị trường tiêu thụ vải cho người dân. Sở Công Thương Bắc Ninh đã phối hợp với các đơn vị TikTok Shop và Siêu thị online Sendo Farm tổ chức các hoạt động Farm Tour, Mega Live, và tập huấn kỹ năng livestream cho nông dân. Các chương trình này giúp người dân tiếp cận nền tảng thương mại điện tử, thiết kế bao bì, và kể chuyện sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ.

Tỉnh cũng tổ chức các đoàn công tác xúc tiến thương mại tại Trung Quốc để quảng bá vải thiều. Tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và sản phẩm OCOP để kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã, và thương nhân, tạo nền tảng cho các thỏa thuận bao tiêu sản phẩm.

Nhờ đó, vụ vải thiều 2025 đạt kết quả khá ấn tượng, tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt 105,4% kế hoạch. Trong đó, thị trường nội địa tiếp tục là trụ cột tiêu thụ vải thiều, với khoảng 119.600 tấn, chiếm 65,5% tổng sản lượng.

Bên cạnh đó, xuất khẩu vải thiều đạt khoảng 63.000 tấn, chiếm 34,5% tổng sản lượng, với thị trường Trung Quốc dẫn đầu (62.100 tấn), tiếp theo là EU (167 tấn), Hoa Kỳ (116 tấn), Nhật Bản (163 tấn), Canada (143 tấn), Australia (212 tấn), và Trung Đông (50 tấn). Trong đó, Công ty Dragonberry (Mỹ) đã hợp tác với các đối tác Việt Nam từ năm 2022, xuất khẩu thành công 100 tấn vải thiều tươi sang Mỹ, Canada, và Nhật Bản trong năm 2025, đánh dấu bước tiến mới của vải thiều Bắc Ninh mới trên kệ siêu thị Costco, một trong những chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ.

Cũng tại châu Âu, hơn 100 tấn vải thiều chín sớm từ huyện Tân Yên đã “hạ cánh” sân bay Charles de Gaulle, Paris, vào ngày 14/6, thông qua Công ty cổ phần Mova Plus (Cộng hòa Séc). Lô hàng được phân phối đến chợ đầu mối Rungis International Market, chợ nông sản lớn nhất thế giới, phục vụ 18 triệu người tiêu dùng tại Pháp và các nước lân cận với giá bán buôn từ 7,2-8 euro/kg.

Với chiến lược bài bản và sự đồng hành của lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân, mùa vụ vải thiều năm 2025 cơ bản khép lại, hứa hẹn sẽ tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước, khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản toàn cầu.

Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động