Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025
Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thương mại gạo toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong năm 2025 và 2026, với sản lượng ước tính trên 60 triệu tấn. Trong đó, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt mức kỷ lục 24,5 triệu tấn vào năm 2026. Con số này tăng thêm 500.000 tấn so với năm trước, chiếm gần 40% thương mại toàn cầu. Sự gia tăng này chủ yếu do vụ mùa bội thu, lượng dự trữ dồi dào và giá cả ổn định nhất trong số các quốc gia xuất khẩu lớn
![]() |
Việt Nam có thể vượt Indonesia, trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. |
Bất ngờ trong bức tranh nhập khẩu gạo toàn cầu là sự gia tăng mạnh mẽ của Việt Nam. Việt Nam dự báo sẽ nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo trong năm 2025 và 4,1 triệu tấn trong năm 2026. Việt Nam có thể vượt qua Indonesia để trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới.
Trong đó, khách hàng mua gạo truyền thống của Việt Nam là Philippines vẫn là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với số lượng duy trì quanh mức 5,5 triệu tấn.
Nigeria giữ vị trí thứ 3 với 3 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu gia tăng từ sự bùng nổ dân số, mặc dù thị trường này có xu hướng ưu tiên các loại gạo giá rẻ.
Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới được dự báo nhập khẩu khoảng 2,4 triệu tấn nhờ nguồn cung giá rẻ và ổn định từ các nước châu Á. Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) dự kiến nhập khoảng 2,2 triệu tấn, giảm nhẹ so với các năm trước do sản lượng trong khối có chiều hướng tăng lên.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025, vượt qua Thái Lan với mức 7 triệu tấn. Trong khi đó, Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu dự kiến lên đến 24 triệu tấn.
Sự gia tăng mạnh mẽ của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đến từ nhu cầu ổn định từ các thị trường truyền thống như Philippines và việc quay trở lại của các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu
