Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc
![]() |
Sáng 1/7, giá tiêu tại các tỉnh sản xuất trọng điểm ghi nhận mức tăng mạnh từ 3.000 đến 8.000 đồng/kg. |
Giá nội địa bứt phá, Bình Phước dẫn đầu mức tăng
Sáng 1/7, giá tiêu tại các tỉnh sản xuất trọng điểm ghi nhận mức tăng mạnh từ 3.000 đến 8.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Đắk Lắk và Đắk Nông cùng tăng 5.000 đồng/kg, đạt mức cao nhất là 138.000 đồng/kg. Gia Lai cũng lên 136.000 đồng/kg sau khi tăng tương đương. Các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai ghi nhận mức giá 136.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg. Đáng chú ý, Bình Phước dẫn đầu với mức tăng mạnh nhất – lên tới 8.000 đồng/kg, đưa giá tiêu địa phương này chạm mốc 136.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh từ 440 đến 470 USD/tấn, đạt 6.240 – 6.370 USD/tấn đối với loại 500 g/l và 550 g/l. Giá tiêu trắng xuất khẩu cũng tăng 150 USD/tấn, lên mức 8.950 USD/tấn. Các thị trường khác ghi nhận mức giá cao: tiêu đen ASTA Malaysia duy trì ở 9.000 USD/tấn, tiêu trắng Muntok Indonesia tăng nhẹ lên 10.169 USD/tấn, trong khi tiêu Brazil ASTA 570 thấp nhất ở mức 5.850 USD/tấn.
Xuất khẩu khởi sắc nhờ nhu cầu tăng và chính sách thương mại thuận lợi
![]() |
Theo báo cáo của Công ty CP XNK Ptexim, nhu cầu hồ tiêu từ Mỹ, EU, Trung Đông và đặc biệt là Trung Quốc đang gia tăng mạnh. |
Theo báo cáo của Công ty CP XNK Ptexim, nhu cầu hồ tiêu từ Mỹ, EU, Trung Đông và đặc biệt là Trung Quốc đang gia tăng mạnh, thúc đẩy giá tiêu thế giới lẫn trong nước. Thỏa thuận ngừng bắn giữa Iran và Israel đã giúp kích hoạt lại hoạt động thương mại tại Trung Đông – một trong những thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới. Dự báo khu vực này có thể tăng trưởng nhu cầu đến 35% trong quý 3 và 4 năm nay, mở ra thị trường trị giá khoảng 180 triệu USD.
Ngoài ra, việc Mỹ cân nhắc lùi thời điểm áp dụng thuế nhập khẩu cao hơn đối với nhiều quốc gia cũng tạo động lực tích cực cho thị trường toàn cầu. Ngày 26/6, Nhà Trắng thông báo khả năng hoãn áp thuế, mở thêm không gian đàm phán thương mại song phương và đa phương.
Ở chiều nguồn cung, Hiệp hội gia vị Brazil khuyến nghị doanh nghiệp tạm ngừng xuất khẩu trong bối cảnh giá tiêu giảm sâu, khiến đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam – điểm cung ứng chính của thị trường hồ tiêu quốc tế. Cùng lúc, tồn kho toàn cầu ở mức thấp càng củng cố kỳ vọng giá tiêu sẽ giữ đà tăng trong thời gian tới.
Dù vậy, thị trường vẫn đối mặt với cảnh báo từ Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA) về nguy cơ áp thuế đối ứng lên đến 46% với tiêu đen từ Việt Nam, dự kiến có hiệu lực từ ngày 9/7. Điều này có thể là rào cản lớn cho xuất khẩu nếu chính sách thuế mới được thực thi.
Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn lạc quan với triển vọng trung và dài hạn nhờ nguồn cung tiếp tục thiếu hụt, đặc biệt tại Brazil và Indonesia. Bên cạnh đó, nếu các rào cản thương mại được nới lỏng, doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội gia tăng thị phần và giá trị xuất khẩu trong nửa cuối năm 2025.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam
