Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Sơn La: Phát hiện hơn 3 tạ rau củ "nhiễm độc" tại chợ đầu mối Bao quả - tăng giá trị kinh tế Xây dựng thương hiệu “Thanh long Sơn La”
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Sơn La: Kết nối sản xuất – thương mại đặc sản Tây Bắc, hướng tới chuỗi giá trị bền vững

Sự kiện do Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với nhiều đơn vị chuyên môn tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam. Diễn đàn quy tụ lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Bắc, các viện nghiên cứu, hiệp hội và doanh nghiệp, nhằm thảo luận các giải pháp nâng tầm giá trị nông lâm sản vùng cao.

Với chủ đề “Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc”, Diễn đàn lần này được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, tập trung vào những vấn đề then chốt trong phát triển chuỗi giá trị nông lâm sản khu vực.

Sự kiện có sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên môn như Hội Làm vườn Việt Nam, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Văn phòng SPS Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La.

Tại diễn đàn, các đại biểu đến từ các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cùng các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều tham luận xoay quanh giải pháp sản xuất bền vững, phát triển thương hiệu nông sản đặc sản như cà phê Arabica, mắc ca, cây ăn quả ôn đới, dược liệu quý bản địa…

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và đa dạng sinh học – nền tảng quan trọng để phát triển nông lâm sản hàng hóa chất lượng cao. Trong năm 2024, giá trị xuất khẩu nông sản toàn vùng đạt khoảng 245 triệu USD. Tuy nhiên, sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, liên kết chuỗi còn lỏng lẻo, công nghệ chế biến và bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Diễn đàn lần này đặt mục tiêu thúc đẩy các mô hình sản xuất theo chuỗi khép kín từ trồng trọt – sơ chế – chế biến – tiêu thụ, đồng thời gắn với xây dựng thương hiệu vùng miền. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa tinh thần Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Tây Bắc trên thị trường quốc tế.

Chủ động các điều kiện phục vụ thu hoạch, chế biến, tiêu thụ nông sản Chủ động các điều kiện phục vụ thu hoạch, chế biến, tiêu thụ nông sản
Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ Phù Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ
Sơn La: Huyện Mường La chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản Sơn La: Huyện Mường La chủ động phương án tiêu thụ, xuất khẩu nông sản
Đình Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động