Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả Tự chuyển mình để thích nghi: Giải pháp căn cơ cho xuất khẩu việt nam Đàm phán thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đà cho bước tiến mới

Vừa qua, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Phan Thị Thắng và Phó Thứ trưởng Bộ Thương mại Pakistan Nasir Hamid đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan. Tham dự kỳ họp còn có đại diện các cơ quan chức năng hai bên và Đại sứ quán Pakistan tại Hà Nội.

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Pakistan – một trong những đối tác quan trọng tại khu vực Nam Á. Việc duy trì cơ chế Tiểu ban Hỗn hợp thể hiện cam kết chính trị, đồng thời là kênh hiệu quả để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sáng kiến hợp tác và tạo nền tảng pháp lý, động lực phát triển quan hệ kinh tế - thương mại song phương.

Nhiều kết quả thực chất, thúc đẩy hợp tác đa ngành

Tại Kỳ họp, hai bên đã rà soát việc triển khai các nội dung thống nhất tại kỳ họp lần thứ tư và trao đổi sâu rộng về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng. Trong giai đoạn 2017–2024, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng trung bình trên 6,7%/năm. Riêng năm 2024 đạt hơn 850 triệu USD, tăng 20,5% so với năm trước. Trong 5 tháng đầu năm 2025, con số này đạt 327,5 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, cả hai bên cũng nhìn nhận đây vẫn là mức khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác. Tại kỳ họp, nhiều kết quả nổi bật đã được thống nhất:

Một là thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA): Hai bên coi PTA là bước đi chiến lược nhằm mở rộng thị trường, giảm thuế quan, tạo thuận lợi thương mại – đầu tư, hướng tới FTA toàn diện trong tương lai. Việt Nam đã gửi dự thảo PTA ngày 8/7/2025 với danh mục hơn 80 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đề nghị giảm thuế suất về 0–5%. Pakistan hoan nghênh và cam kết phản hồi trong năm nay.

Hai là tăng cường xúc tiến thương mại: Hai bên ghi nhận các kết quả tích cực trong trao đổi đoàn doanh nghiệp, tổ chức hội chợ, triển lãm. Việt Nam đề nghị Pakistan hỗ trợ doanh nghiệp Việt tham gia các sự kiện tại Pakistan và mời bạn tham gia các hội chợ lớn tại Việt Nam như Saigontex, Hanoitex... Ngược lại, Pakistan mời Việt Nam đến TEXPO, HEMS, FoodAg.

Ba là hợp tác trong ngành dệt may: Việt Nam mong muốn tăng nhập khẩu xơ sợi, bông và nguyên liệu từ Pakistan – nhà cung cấp xơ sợi lớn thứ 14 của Việt Nam – để phục vụ ngành xuất khẩu dệt may.

Bốn là hợp tác thủy sản: Cá tra phi lê chiếm 98% xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Pakistan. Hai bên thống nhất tháo gỡ các rào cản logistics và cạnh tranh từ nước thứ ba để thúc đẩy hơn nữa thương mại thủy sản.

Năm là tạo thuận lợi thương mại: Việt Nam đề nghị Pakistan đơn giản hóa thủ tục, giảm thuế với các mặt hàng như cá tra, hồ tiêu, chè... để tăng khả năng cạnh tranh hàng Việt.

Sáu là phát triển thương mại Halal: Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác kỹ thuật, kiểm tra, chứng nhận sản phẩm Halal, tiến tới công nhận lẫn nhau, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Hồi giáo.

Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như hàng không, tài chính – ngân hàng, y tế, phát triển nguồn nhân lực và tạo thuận lợi về thị thực.

Củng cố nền tảng, mở rộng tầm nhìn

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá cao tinh thần làm việc tích cực và thiện chí của hai bên, nhấn mạnh kết quả của kỳ họp lần này là nền tảng quan trọng để cụ thể hóa các định hướng hợp tác và triển khai các sáng kiến mới, đưa quan hệ thương mại Việt Nam – Pakistan ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và bền vững.

Phó Thứ trưởng Nasir Hamid tin tưởng với quyết tâm chính trị và sự vào cuộc của cơ quan chức năng, doanh nghiệp hai nước, quan hệ thương mại Việt Nam – Pakistan sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến toàn diện, đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Hai bên thống nhất sẽ tổ chức Kỳ họp lần thứ sáu tại Pakistan vào thời điểm phù hợp trong thời gian tới.

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22% Tự chuyển mình để thích nghi: Giải pháp căn cơ cho xuất khẩu việt nam
Đình Đình

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động