Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả Thêm quy định siết quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả |
![]() |
Chống buôn lậu, hàng giả: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ảnh minh hoạ |
Toàn hệ thống chính trị vào cuộc, Nhân dân là trung tâm của cuộc chiến
Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thực trạng vẫn diễn biến ngày càng phức tạp với quy mô rộng, đối tượng ngày càng tinh vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức khỏe và lòng tin của Nhân dân, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Chỉ thị 13/CT-TTg khẳng định, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tính lâu dài và cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Người đứng đầu cấp ủy các cấp, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân phải đồng lòng thực hiện. Nhân dân là trung tâm bảo vệ và là chủ thể trong đấu tranh, cần huy động sức mạnh toàn dân để tạo thành phong trào sâu rộng.
Chính quyền cơ sở được xác định là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện. Chỉ thị nhấn mạnh phương châm hành động: "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Công tác này cần thực hiện thường xuyên, toàn diện, liên tục và không ngừng nghỉ.
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả từ 15/5 đến 15/6/2025
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính. |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt cao điểm đấu tranh toàn quốc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ ngày 15/5 đến ngày 15/6/2025. Sau đợt này, các cấp, ngành sẽ tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện.
Thành lập Tổ công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia làm Tổ trưởng. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Tổ trưởng tổ công tác tại địa phương. Các tổ công tác có nhiệm vụ triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả đợt tấn công cao điểm này.
Thủ tướng lưu ý không được để việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy làm buông lỏng công tác quản lý, ảnh hưởng đến hiệu quả chống buôn lậu và hàng giả. Bộ Nội vụ chủ trì rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đảm bảo không chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, không để tồn tại khoảng trống pháp lý. Báo cáo trình Thủ tướng trong tháng 6/2025.
Bộ Công an được giao chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ và công an địa phương xác lập chuyên án, đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm minh; đồng thời đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, làm rõ trách nhiệm các cơ quan liên quan. Kết quả xử lý sẽ được công khai trên các phương tiện truyền thông để răn đe.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển được Bộ Quốc phòng chỉ đạo phối hợp với công an, tăng cường kiểm soát tuyến biên giới, ngăn chặn buôn lậu, đảm bảo an toàn, trật tự khu vực biên giới.
Bộ Tài chính thực hiện kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, kịp thời phát hiện và xử lý hành vi gian lận thương mại, gian lận thuế. Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử; phối hợp Bộ Công an xây dựng cơ sở dữ liệu hàng hóa để phục vụ truy xuất nguồn gốc và định hướng chiến lược.
Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu; xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo gian dối, thông tin sai sự thật về thuốc, thực phẩm.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu chế tài xử lý hành vi lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội. Bộ Tư pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên đã phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương.
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc; đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân không tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
Các cơ quan báo chí như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam cùng các cơ quan truyền thông khác có trách nhiệm tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, cảnh báo các thủ đoạn gian lận và biểu dương những mô hình tích cực, đồng thời lên án các hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả.
![]() |
![]() |
Tin khác

TP.HCM thí điểm mô hình mới trong phát triển nhà ở thương mại

Cao Bằng giới thiệu gần 80 nông đặc sản tại TP.HCM

Quốc hội thông qua loạt chính sách đặc biệt thúc đẩy kinh tế tư nhân

Xóa bỏ thuế khoán: Bước đi tất yếu để minh bạch hóa hộ kinh doanh

30.000 cây xanh góp lá vá rừng

Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận nhiều dự thảo nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế tư nhân
