Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

Bộ Công thương vừa công bố lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP (Nghị định 107) về kinh doanh xuất khẩu gạo, do đang bộc lộ một số vấn đề, bất cập cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Xuất khẩu gạo vượt 6 triệu tấn Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao đến hết năm 2022 Có bất thường không khi ‘cường quốc’ xuất khẩu gạo vẫn phải nhập gần 1 triệu tấn gạo mỗi năm?
Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực
Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã được triển khai hơn 4 năm và đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, việc ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành đã hoàn thiện khung pháp lý cho điều hành xuất khẩu gạo. Từ cuối năm 2018 đến nay, dù phần lớn thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tác động giãn cách xã hội trong thời điểm nhất định, nhưng điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương và các bộ, ngành luôn bám sát và quán triệt các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định.

Điều này góp phần đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Thực hiện quy định của Nghị định, Bộ Công Thương đã tăng cường thông tin thị trường, tâp trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, rào cản phát sinh tại các thị trường để tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Bên cạnh việc tăng cường hoạt động quảng bá, giao thương, xúc tiến thương mại gạo, Bộ Công Thương còn cung cấp cho Sở Công Thương địa phương Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và khuyến cáo về sự thay đổi trong thực thi chính sách của một số thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Ngoài ra, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị ̣trường xuất khẩu gạo của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt, chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo doanh nghiệp để khi giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu bảo đảm hiệu quả.

Cùng với Bộ Công Thương, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố, mở rộng thị trường, tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho nông dân.

Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, dù lượng xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng do giá xuất khẩu bình quân tăng.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi. Cụ thể, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, thực tế tồn kho.

Thế nhưng nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên… Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều hành xuất khẩu gạo.

Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

Ngoài ra, tại Điều 5 Nghị định 107 có quy định, Sở Công thương địa phương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân sau khi thương nhân được cấp giấy chứng nhận.

Quy định này áp dụng trong thực tế đã phát sinh hạn chế, chậm tiến hành hậu kiểm, do không xác định được sở công thương tại tỉnh/thành phố nào chủ trì, vì thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp giấy chứng nhận.

Đối với nhập khẩu gạo, theo Bộ Công thương, khi xây dựng Nghị định 107, hoạt động này không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định. Tuy nhiên, Bộ Công thương cho hay dù có gạo chất lượng cao hơn được dành cho xuất khẩu, nhưng trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước.

Thống kê năm 2021 của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam là 999.750 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên đến 719.970 tấn (chiếm 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước). Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…

Bộ Công thương cho rằng việc nhập khẩu gạo dù để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước nhưng với lượng tăng mạnh như đã diễn ra trong năm 2021, cùng với việc chưa được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước.

Cụ thể, việc nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu, các sản phẩm từ gạo như bún, bánh… tạo cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất và có thể gián tiếp tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Vì vậy, cần có quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu gạo. Theo đó, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 107 sẽ tập trung vào 8 vấn đề, nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất, nhập khẩu gạo, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện nay, cần lập lại trật tự quản lý cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu gạo. Bởi trên thực tế, số lượng thương nhân báo cáo xuất khẩu gạo chỉ đạt khoảng 30 - 50% trong tổng số thương nhân đã được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận, dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý thiếu thông tin, số liệu thực tế chính xác để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo tại một số thời điểm.

Để khắc phục hạn chế nêu trên, dự thảo nghị định 107 đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 theo hướng: Sở công thương tại địa phương có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo của thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan liên quan có trách nhiệm hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân.

Trong trường hợp nghi ngờ tính xác thực về tài liệu thông tin hồ sơ đề nghị cấp phép của thương nhân, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu sở công thương địa phương chủ trì tiến hành kiểm tra, xác minh kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo.

Đối với việc nhập khẩu gạo, dự thảo nghị định mới cũng bổ sung (tại Điều 10a) về quản lý nhập khẩu gạo như sau: Khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu.

Theo kỳ công bố số liệu, Tổng cục Hải quan kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả xuất khẩu khi xuất hiện hiện tượng lượng gạo xuất khẩu tăng cao, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

Trường hợp khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo chi tiết Bộ Công Thương về số lượng gạo nhập khẩu theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường, khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

Nghịch lý là cường quốc lúa gạo sao nông dân vẫn nghèo? Nghịch lý là cường quốc lúa gạo sao nông dân vẫn nghèo?
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh, kỳ vọng đột phá dịp cuối năm Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh, kỳ vọng đột phá dịp cuối năm
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ hưởng lợi trong 3 năm tới Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ hưởng lợi trong 3 năm tới
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chú trọng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Đó là nội dung tại Nghị quyết 144/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 vừa được Chính phủ ban hành.
Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Bổ sung 3 nước được áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP

Theo Nghị định số 68/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, bổ sung Malaysia, Chile và Brunei áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022- 2027.
Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản đang dần thu hẹp tăng trưởng âm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,3 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu Khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực

Bộ Công Thương đã có Thông báo số 78/TB-PVTM về việc ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt hơn 33 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng năm 2023 ước đạt 59,69 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD.
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD sau 8 tháng

8 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,26 tỷ USD).
Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023: Cơ hội trải nghiệm ưu đãi hấp dẫn nhất trong năm

Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023 được tổ chức với hy vọng, không chỉ là nơi mua sắm và trải nghiệm cho người dân và du khách dịp cuối năm mà còn là "cầu nối" giúp nhiều doanh nghiệp thâm nhập hệ thống bán lẻ thị trường Thủ đô và cả nước.
Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Sau gạo, Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10/2023. Động thái này diễn ra lần đầu tiên sau 7 năm do tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động