Thủ tướng chỉ đạo tăng cường điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam tự tin phát triển bằng nội lực và tư duy đổi mới Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Anh cùng Việt Nam tạo đột phá, đưa hợp tác vượt mốc 10 tỷ USD |
![]() |
Các tổ chức tín dụng được chỉ đạo tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. |
Trong 6 tháng đầu năm 2025, bối cảnh thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp với nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại toàn cầu, khiến triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm. Trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Tuy nhiên, tình hình còn nhiều thách thức. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8% trở lên và hướng tới tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Việc phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác là trọng tâm trong điều hành.
Các tổ chức tín dụng được chỉ đạo tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tín dụng được tập trung hướng vào các lĩnh vực ưu tiên như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh… Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tăng cường xử lý nợ xấu, phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2025 đạt khoảng 16%.
Tỷ giá được điều hành linh hoạt, cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá, theo sát diễn biến thị trường tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt chính sách của FED và các ngân hàng trung ương lớn. Việc đa dạng hóa nguồn cung ngoại tệ nhằm ổn định giá trị đồng Việt Nam và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế cũng được chú trọng.
Một điểm quan trọng là rà soát, phân tích và nghiên cứu việc gỡ bỏ công cụ hành chính trong điều hành tăng trưởng tín dụng, chuyển sang cơ chế thị trường và đánh giá rủi ro từng tổ chức tín dụng, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2025.
Ngân hàng Nhà nước cũng đẩy mạnh các chương trình tín dụng dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua, thuê nhà ở xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, khoa học công nghệ, chuyển đổi số; đồng thời ưu tiên tín dụng cho các liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Về thị trường vàng, các biện pháp quản lý được tăng cường và đề xuất sửa đổi Nghị định về kinh doanh vàng sẽ được trình Chính phủ trước ngày 15/7/2025.
Chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm
Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính được giao điều hành mở rộng hợp lý, tập trung và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ. Công tác quản lý thu ngân sách được tăng cường, mở rộng cơ sở thu, đặc biệt thu từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống. Việc hiện đại hóa quản lý thuế, áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền được đẩy mạnh nhằm phấn đấu thu ngân sách tăng ít nhất 20% so với dự toán năm 2025.
Bộ Tài chính cũng đảm bảo bố trí kịp thời kinh phí chi trả các chính sách, chế độ theo quy định, đồng thời hỗ trợ các địa phương trong triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tránh gián đoạn trong thực hiện tài chính ngân sách.
Các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất và các cơ chế hỗ trợ khác tiếp tục được triển khai để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm.
Bộ Tài chính phối hợp xây dựng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên dự án quy mô lớn, công nghệ cao, thân thiện môi trường; đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.
Việc kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công được tăng cường, phấn đấu đạt 100% kế hoạch năm 2025. Đồng thời, các Bộ, ngành và địa phương rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn, xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài để giải phóng nguồn lực phát triển.
Ngoài ra, việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi được chú trọng, cùng với việc trình Chính phủ các dự thảo nghị định hướng dẫn các luật, nghị quyết về tài chính nhằm đảm bảo hiệu lực đồng bộ với luật mới.
Bộ Tài chính cũng chủ trì rà soát tác động chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng, trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/7/2025.
Triển khai và tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm 2025
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, đánh giá kỹ bối cảnh, kết quả, khó khăn và hạn chế. Trên cơ sở đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đột phá, khả thi cho 6 tháng cuối năm nhằm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên.
Việc tổ chức sơ kết phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc “6 rõ”: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm và rõ sản phẩm. Tinh thần tự lực, tự cường, chủ động tháo gỡ khó khăn, báo cáo kịp thời các vấn đề vượt thẩm quyền được nhấn mạnh.
Thời hạn tổ chức sơ kết và đề ra kế hoạch nhiệm vụ 6 tháng cuối năm được yêu cầu hoàn thành trước ngày 15/7/2025.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch Việt Nam tại Đức - Hướng tới thị trường trọng điểm châu Âu

Ngân hàng bơm thêm hơn 1,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng

Ford Việt Nam triển khai ưu đãi “khủng” tháng 7: Trao giá trị thay lời tri ân

Tỷ giá USD ngân hàng lập đỉnh mới, tiếp tục chịu áp lực ngắn hạn

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh sau thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Chuyên gia nói gì về việc Mỹ “giảm đáng kể thuế quan” với hàng hóa Việt Nam?

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Thị trường bất động sản đón triển vọng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành
