Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025 Nội địa dẫn dắt, ngành thép vững đà tăng trưởng Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép cán nóng từ Trung Quốc |
![]() |
Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp do là quốc gia đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% - Ảnh minh họa |
Nam Phi áp thuế tự vệ 52,34% với thép nhập khẩu, trừ Việt Nam
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Phái đoàn Việt Nam tại Geneva cho biết Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) đã ra thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm thép cuộn chống ăn mòn (Corrosion resistant steel coil) nhập khẩu vào Khối Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU).
Sản phẩm bị điều tra được phân loại theo mã hàng hóa nhập khẩu của Nam Phi gồm: 7210.61.20, 7210.61.30, 7225.92.25 và 7225.92.35. Cuộc điều tra chính thức được khởi xướng vào ngày 17/1/2025, sau khi vụ việc trước đó khởi xướng ngày 27/12/2024 bị chấm dứt và tái khởi động. Giai đoạn điều tra kéo dài từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2024.
Trong kết luận sơ bộ, ITAC cho rằng lượng nhập khẩu sản phẩm này đã gia tăng mạnh, đột ngột và rõ nét, đặc biệt trong giai đoạn 2022–2023, với mức tăng 17,16%. Đáng chú ý, phần lớn lượng thép nhập khẩu đến từ Trung Quốc.
Trước nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, ITAC đề xuất mức thuế tự vệ tạm thời 52,34%, có hiệu lực trong 200 ngày, để chờ kết luận cuối cùng của cuộc điều tra.
Cơ hội cho Việt Nam khi được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ
Theo quy định của WTO, các nước đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% và tổng lượng nhập khẩu không vượt quá 9% sẽ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ. Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chí này và do đó được loại trừ khỏi quyết định áp thuế tự vệ của Nam Phi.
Đây là thông tin tích cực với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thép cuộn chống ăn mòn, khi có thể tiếp tục tiếp cận thị trường SACU mà không chịu ảnh hưởng từ mức thuế mới.
ITAC cũng chỉ ra rằng ngoài yếu tố nhập khẩu, ngành sản xuất của SACU đang đối mặt với nhiều khó khăn như: giảm nhu cầu thép, đầu tư hạ tầng sụt giảm, chi phí đầu vào gia tăng, logistics và cung cấp năng lượng bị hạn chế... Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại chính, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ lượng hàng nhập khẩu gia tăng bất thường.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là sự dư thừa công suất tại Trung Quốc cùng với suy thoái kinh tế từ năm 2021, buộc Trung Quốc phải đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có mức thuế thấp hơn như Nam Phi.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp và hiệp hội trong ngành cần tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến vụ việc, chuẩn bị phương án ứng phó nếu có thay đổi trong kết luận cuối cùng, đồng thời duy trì vị thế xuất khẩu tích cực của Việt Nam tại thị trường Nam Phi.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Kinh tế Việt Nam khởi sắc ngoạn mục, GDP 6 tháng đầu năm tăng 7,31%

Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục

Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu
