Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện
![]() |
Từ 1/7: 32 thủ tục hành chính về đất đai được giao cho cấp tỉnh thực hiện |
Theo Quyết định 2304/QĐ-BNNMT do Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành, từ ngày 1/7/2025, cấp tỉnh sẽ đảm nhận 32 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, bên cạnh 2 thủ tục thuộc cấp Trung ương và 14 thủ tục thuộc thẩm quyền cấp xã. Việc phân cấp này nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, rút ngắn quy trình giải quyết và tạo thuận lợi tối đa cho người dân, tổ chức.
Nhiều thủ tục đăng ký biến động đất đai về cấp tỉnh
Trong nhóm thủ tục chuyển về cấp tỉnh, đáng chú ý là các thủ tục liên quan đến đăng ký biến động quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Cụ thể như: đăng ký biến động do chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn; thay đổi thông tin người sử dụng đất hoặc địa chỉ thửa đất; thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, hợp nhất tổ chức; chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo bản án hoặc phán quyết của Tòa án, Trọng tài thương mại; và cả các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép.
Ngoài ra, cấp tỉnh sẽ trực tiếp xử lý các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong nhiều tình huống khác nhau như: thửa đất có diện tích tăng thêm do thay đổi ranh giới; cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở trước ngày 1/7/2004 chưa được cấp giấy đầy đủ; cấp lại, cấp đổi hoặc đính chính Giấy chứng nhận; thu hồi và cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp sai.
Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng – giao về địa phương
Cấp tỉnh cũng được trao quyền thực hiện các thủ tục quan trọng như giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá; chuyển mục đích sử dụng đất; điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án; cho thuê đất và rừng; giao đất gắn với rừng; thẩm định phương án sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh…
Một số thủ tục liên quan đến đầu tư, sử dụng đất kết hợp đa mục đích, xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp cũng nằm trong nhóm thủ tục được chuyển về cấp tỉnh.
Tăng quyền cho địa phương, giảm gánh nặng cho Trung ương
Việc phân cấp mạnh cho địa phương không chỉ giúp giải quyết nhanh chóng các nhu cầu thực tiễn mà còn tạo điều kiện để chính quyền cơ sở chủ động hơn trong quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Đây là bước đi phù hợp với định hướng cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Với việc thực hiện 32 thủ tục đất đai ngay từ cấp tỉnh, người dân, doanh nghiệp sẽ giảm thời gian chờ đợi, rút ngắn hành trình “chạy thủ tục”, đồng thời góp phần đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ trong công tác quản lý đất đai.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin khác

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Tầm nhìn mới cho TP.HCM: Siêu đô thị quốc tế xanh và sáng tạo

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quốc hội thông qua chính sách giảm thuế VAT: Áp dụng từ 1/7/2025 đến hết năm 2026

Chỉ thu thuế với dòng tiền kinh doanh, không “soi” chuyển khoản cá nhân

Dầu ăn dành cho chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn người tiêu dùng: Cảnh báo khẩn từ Cục An toàn thực phẩm

Tín hiệu tích cực cho hàng Việt từ hội đàm cấp cao tại WEF 16 Thiên Tân

Thủ tướng chỉ đạo toàn diện: Huy động cả hệ thống tuyên chiến hàng giả, thuốc giả

Cơ hội và chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia trong thời đại số
