Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt
Gạo Việt vươn tầm nhờ chiến lược chất lượng Gạo Việt vươn xa nhờ nâng tầm chất lượng Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững? |
Thị trường gạo thế giới tháng 6/2025 tiếp tục chịu áp lực nặng nề từ nguồn cung lớn và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia xuất khẩu chủ lực như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Theo báo cáo tháng 6/2025 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2025/26 được dự báo đạt mức kỷ lục 538,71 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ toàn cầu chỉ ở mức 538,75 triệu tấn, không đổi so với dự báo trước đó. Lượng tồn kho cuối vụ cũng được giữ ổn định ở mức cao 185,07 triệu tấn.
![]() |
Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt |
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo bình quân tháng 6/2025 tiếp tục giảm nhẹ so với tháng trước và giảm mạnh so với cùng kỳ 2024. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan còn 398 USD/tấn (giảm 2,34% so với tháng 5 và giảm tới 35,71% so với cùng kỳ 2024). Giá gạo Ấn Độ ở mức 383,1 USD/tấn (giảm 0,16% theo tháng, giảm 30,08% theo năm). Giá gạo Việt Nam đạt 390 USD/tấn (giảm 2,28% so với tháng 5 và giảm 31,87% so với tháng 6/2024).
Tại thị trường nội địa, giá lúa gạo biến động trái chiều. Áp lực nguồn cung sau thu hoạch vụ Đông Xuân khiến giá lúa nguyên liệu giảm mạnh, trong khi giá gạo thành phẩm cơ bản duy trì ổn định nhờ lực đỡ từ xuất khẩu.
Tại An Giang, lúa OM18 giảm 10-12% xuống còn 6.000-6.200 đồng/kg; lúa IR50404 giảm 8-10% còn 5.400-5.600 đồng/kg. Gạo thường giảm nhẹ 1-2%, dao động 13.000-14.000 đồng/kg. Gạo thơm Jasmine và gạo hạt dài giữ giá lần lượt ở mức 16.000-18.000 đồng/kg và 20.000-22.200 đồng/kg.
Về xuất khẩu, theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong tháng 6/2025, Việt Nam xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn gạo, kim ngạch đạt 364,4 triệu USD, tăng 35,64% về lượng và 12,74% về giá trị so với cùng kỳ 2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo đạt 4,9 triệu tấn, tương đương 2,54 tỷ USD, tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 12,2% về kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến giá phản ánh rõ tác động từ cung - cầu. Cung tăng mạnh sau thu hoạch trong khi sức mua nội địa yếu khiến giá lúa OM18, IR50404 giảm sâu. Ngược lại, giá gạo thơm Jasmine và gạo hạt dài ổn định nhờ đơn hàng xuất khẩu sang châu Á, Trung Đông duy trì khá.
Dự báo trong tháng 7/2025, thị trường gạo thế giới tiếp tục đối mặt áp lực giá do tồn kho lớn và cạnh tranh gay gắt. Giá xuất khẩu khó phục hồi rõ rệt, nhiều khả năng chỉ dao động trong biên độ hẹp. Tại Việt Nam, lúa IR50404 và gạo hạt dài có thể giữ giá hoặc giảm nhẹ 0,5-1%, trong khi lúa OM18 và gạo Jasmine dự kiến giảm thêm 1-2% nếu sức tiêu thụ trong nước chưa cải thiện.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Đầu tư vàng tuần này: Nên chờ rõ sóng hay “bắt đáy” vùng 3.250 USD?

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bứt tốc: GDP 6 tháng đầu năm cao kỷ lục trong 15 năm qua

Việt Nam trở thành điểm sáng du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế ấn tượng

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025
