Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Mặc dù là những loại trái cây có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, vải thiều Bắc Ninh và mận Sơn La năm nay tiếp tục trải qua tình trạng “được mùa mất giá”. Giá bán giảm sâu, người nông dân lỗ vốn, trong khi công nghiệp chế biến vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ, chưa tạo đột phá giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Việt Nam – Brazil tăng hợp tác nông sản, gạo là mặt hàng chủ lực Tăng giá trị xuất khẩu nhờ chế biến sâu trái cây Để trái cây Việt vững vàng mùa thu hoạch
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?
Năm nay, sản lượng mận tăng gấp 2–3 lần năm ngoái, nhưng giá bán chỉ dao động 4.000–6.000 đồng/kg.

Mận Sơn La: Được mùa nhưng giá thấp, người dân gặp khó

Tại xã Vân Hồ, Sơn La – vùng trồng mận lớn của tỉnh, ông Hoàng Văn Hòa có 150 gốc mận. Năm nay, sản lượng mận tăng gấp 2–3 lần năm ngoái, nhưng giá bán chỉ dao động 4.000–6.000 đồng/kg, thậm chí có lô còn 3.000 đồng/kg, không đủ bù chi phí đầu tư gần 40 triệu đồng cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công.

Ông Hòa buồn bã chia sẻ: “Mận được mùa nhưng giá thấp khiến gia đình như ‘lấy công làm lãi’, nhiều nhà còn lỗ vốn.” Tình trạng này phổ biến ở nhiều huyện như Mộc Châu, Yên Châu khiến người dân chán nản.

Hiện tại, đa số mận được bán tươi qua thương lái, trong khi tỷ lệ đưa vào chế biến chỉ chiếm khoảng 40–50% sản lượng. Theo ông Mai Đức Thịnh – Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19.5 (Mộc Châu), dù có nhà xưởng 4.000 m2, HTX chỉ tiêu thụ và chế biến được khoảng 700 tấn mận mỗi năm. HTX cố gắng thu mua với giá 5.000–8.000 đồng/kg để hỗ trợ bà con nhưng vẫn chỉ bao tiêu được diện tích dưới 30 ha.

Một số hộ dân được hỗ trợ máy sấy công suất thấp, chỉ vài trăm ký mỗi ngày, không thể đáp ứng hết lượng mận thu hoạch. Do đó, việc tiêu thụ chủ yếu vẫn dựa vào thương lái, người dân chấp nhận bán với giá thấp để gỡ vốn.

Vải Bắc Ninh: Giá giảm sâu, người dân phải xếp hàng bán đêm

Tại Bắc Ninh, mùa vải thiều năm nay ghi nhận sản lượng trên 168.000 tấn, trong đó gần 60% tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, giá vải đầu vụ từ 30.000 đồng/kg đã giảm nhanh xuống còn 11.000–22.000 đồng/kg, có lúc còn 7.000 đồng/kg.

Anh Lê Quang Dũng (phường Phượng Sơn, Bắc Ninh) cho biết: “Nhiều năm trước, người dân đi bán vải từ sáng sớm, nhưng năm nay do lượng vải chín nhiều, nhiều người phải đi từ đêm hôm trước để xếp hàng chờ cân.”

Việc phụ thuộc vào thương lái thu mua vải tươi khiến nhiều nhà vườn lỗ vốn, đặc biệt khi phải thuê nhân công bẻ vải với giá 50.000 đồng/giờ. Nhiều gia đình đã chủ động đầu tư lò sấy với công suất 3–4 tấn/mẻ, giá bán vải sấy trong mùa vụ khoảng 30.000–45.000 đồng/kg, cuối vụ có thể lên tới 80.000–95.000 đồng/kg nếu đóng gói đẹp, có thương hiệu.

Công nghiệp chế biến trái cây: Thách thức và giải pháp

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?
Cơ sở sơ chế và đóng gói vải thiều tiêu chuẩn.

Theo ông Nguyễn Xuân Đức – Phó Giám đốc Công ty Vifoco, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu vải thiều sang thị trường châu Âu, việc phát triển công nghiệp chế biến trái cây đặc biệt là vải và mận vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân căn bản.

Ông Đức chia sẻ: "Nguyên liệu đầu vào nhỏ lẻ, phân tán khiến việc kiểm soát chất lượng gặp khó khăn, đồng thời thời vụ thu hoạch ngắn cũng làm giảm hiệu quả đầu tư dây chuyền chế biến. Doanh nghiệp cần vùng nguyên liệu tập trung, quy mô đủ lớn để phát huy hiệu quả sản xuất."

Hiện nay, vùng nguyên liệu trái cây như vải, mận chủ yếu là các hộ gia đình, nông dân nhỏ lẻ, diện tích manh mún, không tập trung. Điều này gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong việc thu gom đủ nguyên liệu chất lượng, ổn định để chế biến với quy mô lớn. Vùng nguyên liệu nhỏ lẻ khiến chất lượng quả không đồng đều, khó kiểm soát các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình bảo quản cũng chưa đồng bộ.

Ông Mai Đức Thịnh – Giám đốc HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19.5 (Mộc Châu) cho biết: "Chúng tôi có nhà xưởng lớn nhưng chỉ tiêu thụ được khoảng 40-50% sản lượng quả tươi, phần còn lại chủ yếu tiêu thụ tươi qua thương lái. Để mở rộng chế biến, cần sự liên kết sâu hơn giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ nâng cấp công nghệ."

Mặc dù công nghệ chế biến trái cây ở Việt Nam đã có bước phát triển, thậm chí có thể đạt chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, nhưng việc áp dụng đồng bộ trong toàn chuỗi giá trị còn hạn chế. Nguyên liệu đầu vào thiếu kiểm soát chất lượng, quy trình thu hoạch, bảo quản và vận chuyển chưa chuẩn hóa làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Bà Nguyễn Thị Lan – chuyên gia nông nghiệp tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam từng nhận định: "Công nghiệp chế biến trái cây ở Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển non trẻ, cần sự hỗ trợ đồng bộ từ quy hoạch vùng nguyên liệu đến đầu tư công nghệ hiện đại và xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm."

Ngoài ra, sự thiếu liên kết bền vững giữa các bên trong chuỗi giá trị cũng là rào cản lớn. Sự phân tán của các hộ nông dân làm giảm hiệu quả thu mua, khó thiết lập quy chuẩn chất lượng đồng nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định sản xuất và xuất khẩu.

Để khắc phục những khó khăn này, các chuyên gia đề xuất: xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ vốn và chuyển giao công nghệ cho HTX, doanh nghiệp; phát triển chuỗi liên kết bền vững; đồng thời tăng cường xây dựng thương hiệu và hoàn thiện khâu đóng gói, bao bì.

Ông La Văn Nam – Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh nhấn mạnh: "Chúng tôi đang tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ tích hợp để chế biến đa dạng các loại quả, nhằm duy trì sản xuất quanh năm và nâng cao giá trị cho trái cây địa phương."

Điểm sáng là một số HTX, doanh nghiệp như HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19.5 (Sơn La), Công ty Vifoco đã bắt đầu xuất khẩu thành công các sản phẩm mận, vải chế biến sang các thị trường khó tính như Nga, Mỹ, Đức, mở ra hy vọng cho ngành công nghiệp chế biến trái cây ở Việt Nam.

Liên kết số thúc đẩy chuỗi giá trị vùng cao Liên kết số thúc đẩy chuỗi giá trị vùng cao
Cơ hội cho hàng Việt ra thế giới Cơ hội cho hàng Việt ra thế giới
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ đà ổn định. Tuy nhiên, việc thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc khiến cả nông dân và doanh nghiệp đứng trước những lo ngại về đầu ra và lợi nhuận, trong bối cảnh vụ hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Giá vàng thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh mẽ khi chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump và dự luật cải cách thuế tạo ra tâm lý bất ổn trên thị trường. Trong bối cảnh đó, vàng trở thành lựa chọn trú ẩn được ưu tiên, đặc biệt khi thị trường đang chia rẽ giữa lạc quan và lo ngại dài hạn về tăng trưởng.
Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu trong nước sáng 14/7 duy trì quanh mốc 139.000 – 141.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào nhưng lực mua chưa bứt phá, xu hướng giá ngắn hạn vẫn khó đoán định, đòi hỏi người sản xuất và doanh nghiệp thận trọng trong chiến lược giao dịch.
Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giằng co quanh mức 90.000 đồng/kg – ngưỡng được xem là “vùng sinh tồn” của nông dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường thế giới vẫn chưa thoát khỏi áp lực giảm bởi tồn kho lớn và rào cản thương mại từ Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu trong nước sáng 13/7 tiếp tục duy trì vùng đỉnh 139.000–141.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm. Thị trường hồ tiêu hiện đi ngang khi nguồn cung hạn chế, giao dịch trầm lắng. Dù chưa xuất hiện đợt tăng mới, giới chuyên gia nhận định giá tiêu Việt Nam còn nhiều dư địa bứt phá trong nửa cuối tháng 7.
Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Sau nhiều phiên biến động mạnh, giá cà phê trong nước sáng 13/7 tiếp tục neo trên mốc 90.000 đồng/kg, giữ đà đi ngang từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tuần tới thị trường có thể tiếp tục rung lắc khi các yếu tố cung cầu toàn cầu chưa ổn định.
Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đạt gần 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, giữ vững vị thế thứ hai thế giới trong ngành hàng này. Tuy nhiên, dù sản lượng tăng 7,6%, kim ngạch xuất khẩu gạo lại giảm tới 12,2% do giá xuất khẩu bình quân giảm sâu. Bài toán đặt ra cho ngành lúa gạo Việt Nam lúc này không chỉ là tăng lượng mà còn phải nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Giá vàng hôm nay 12/7: Vượt mốc 120 triệu đồng, liệu đã đến đỉnh?

Giá vàng hôm nay 12/7: Vượt mốc 120 triệu đồng, liệu đã đến đỉnh?

Sáng 12/7, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, chính thức vượt ngưỡng 120 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC. Tuần qua, thị trường vàng ghi nhận những biến động đáng chú ý khi giá vàng thế giới giao dịch quanh vùng 3.300–3.360 USD/ounce. Nhiều nhận định cho rằng, giá vàng tuần tới vẫn còn dư địa tăng nhưng sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chính sách tiền tệ và nhu cầu thực tế.
Giá tiêu hôm nay 12/7: điều chỉnh giảm nhẹ, thị trường chờ xung lực mới

Giá tiêu hôm nay 12/7: điều chỉnh giảm nhẹ, thị trường chờ xung lực mới

Giá tiêu trong nước sáng nay 12/7 đồng loạt giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, đưa mức trung bình xuống còn 139.600 đồng/kg. Thị trường thế giới vẫn giữ nhịp ổn định, trong khi xu hướng giá trong nước tuần tới được dự báo khó có đột biến nếu không xuất hiện những yếu tố mới từ nhu cầu xuất khẩu.
Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh dưới mốc 90.000 đồng/kg, chạm đáy sau một năm

Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh dưới mốc 90.000 đồng/kg, chạm đáy sau một năm

Sau nhiều tuần giữ mức cao kỷ lục, giá cà phê Robusta tại Việt Nam bất ngờ giảm sâu trong ngày 12/7, rơi xuống dưới mốc 90.000 đồng/kg. Thị trường đang ghi nhận mức giá thấp nhất trong vòng một năm qua, khiến nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động