Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục
Đại diện VINAMILK: Thị trường sữa sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới Ngành sữa đối mặt với sức ép từ giá nguyên liệu Tiêu thụ sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép khoảng 4%/năm |
Theo số liệu sơ bộ từ Cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 6/2025, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam đạt khoảng 80,4 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ tháng 5. Tính từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 659,3 triệu USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường cung ứng, New Zealand, Mỹ, Australia, Ireland và Thái Lan vẫn là những quốc gia xuất khẩu sữa lớn nhất vào Việt Nam. Đáng chú ý, nhập khẩu sữa từ New Zealand đạt gần 192 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, chiếm khoảng 33% tổng kim ngạch nhập khẩu sữa của cả nước, tăng vọt 61,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ Australia tăng 19,4% đạt 58 triệu USD, từ Ireland tăng mạnh 66,3% đạt 32,2 triệu USD. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu sữa từ Mỹ lại giảm mạnh 34%, chỉ còn 40,9 triệu USD.
![]() |
Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục |
Ngoài các thị trường truyền thống, Việt Nam còn đẩy mạnh nhập khẩu sữa từ các nước châu Âu và Đông Nam Á như: Đức tăng 75,7%, Hà Lan tăng 72,9%, Bỉ tăng gần 300%, Thái Lan tăng 20,5%, Singapore tăng gần 30%.
Về cơ cấu sản phẩm, sữa bột chiếm tỷ trọng cao nhất với mức tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem. Ngược lại, một số sản phẩm nhập khẩu khác giảm đáng kể như sữa đặc có đường giảm 5,1%, sữa chua uống giảm 19,7%, sữa chua giảm gần 80%.
Thị trường sữa Việt Nam đang chứng kiến sức tiêu thụ nội địa tăng trưởng mạnh, kích thích doanh nghiệp nội và ngoại đẩy mạnh cạnh tranh. Theo IMARC Group, thị trường sữa Việt Nam giai đoạn 2024-2032 có thể tăng trưởng trung bình 9,4%/năm. Riêng năm 2025, sản lượng tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến đạt 20,7 kg, tăng khoảng 5% so với năm trước.
Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sữa, trong đó 40 doanh nghiệp sản xuất và phân phối sữa trực tiếp. Thị phần nội địa vẫn đang nằm trong tay các doanh nghiệp Việt với khoảng 75%, nổi bật là Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, IDP, Mộc Châu Milk. Các thương hiệu ngoại gồm FrieslandCampina (Hà Lan), Nestlé (Thụy Sĩ), Abbott và Mead Johnson (Mỹ), Fonterra (New Zealand) chiếm khoảng 25% còn lại.
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, trong tháng 6/2025, tiêu thụ sữa tươi toàn quốc đạt hơn 155,4 triệu lít, tăng 13,5% so với tháng 5, với giá trị khoảng 4.290 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm, lượng tiêu thụ sữa tươi đạt gần 837 triệu lít, tương đương 23.275 tỷ đồng.
Với mặt hàng sữa bột, tháng 6 tiêu thụ đạt hơn 28.600 tấn, tăng 0,6% với giá trị gần 1.785 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước. Lũy kế nửa đầu năm, tiêu thụ sữa bột toàn quốc đạt 131.296 tấn, trị giá 6.660 tỷ đồng.
Thị trường sữa Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục sôi động trong những tháng tới, khi nhu cầu tiêu dùng tiếp tục gia tăng và các doanh nghiệp nội, ngoại ráo riết mở rộng thị phần để đón đầu làn sóng tiêu thụ mới.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới
