Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Dù từng đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng, thị trường sữa Việt Nam vẫn chứng kiến mức chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Sức tiêu thụ tăng đều, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng hơn 35% trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này chưa hề giảm nhiệt.
Những sáng kiến đột phá giúp Tập đoàn TH được vinh danh “Nhà lãnh đạo kinh tế tuần hoàn” Tiêu thụ sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép khoảng 4%/năm
Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?
Tháng 6 ghi nhận hơn 28.600 tấn sữa bột được tiêu thụ, trị giá gần 1.785 tỷ đồng. Ảnh: Internet

Tiêu dùng sữa tăng mạnh bất chấp biến động chất lượng

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Sữa Việt Nam, chỉ riêng trong tháng 6/2025, người tiêu dùng cả nước đã chi khoảng 4.290 tỷ đồng để mua hơn 155 triệu lít sữa tươi, tăng 13,5% về lượng và 14,2% về giá trị so với tháng 5. Đây là mức tăng trưởng đáng chú ý trong bối cảnh ngành hàng này từng trải qua nhiều “sóng gió” liên quan đến chất lượng và hàng giả.

Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2025, lượng tiêu thụ sữa tươi tại Việt Nam đạt gần 837 triệu lít, tương đương doanh thu khoảng 23.275 tỷ đồng, trung bình mỗi tháng người Việt chi hơn 3.800 tỷ đồng chỉ cho riêng sữa tươi.

Với sữa bột, tháng 6 ghi nhận hơn 28.600 tấn được tiêu thụ, trị giá gần 1.785 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng trước. Tính chung nửa đầu năm, người dân cả nước đã tiêu thụ hơn 131.000 tấn sữa bột, trị giá 6.660 tỷ đồng – tương đương gần 1.110 tỷ đồng/tháng.

Như vậy, tổng chi tiêu bình quân mỗi tháng cho hai nhóm chính (sữa tươi và sữa bột) vào khoảng 4.900–5.000 tỷ đồng, chưa tính các sản phẩm sữa đặc, sữa chua, sữa uống lên men…

Đáng chú ý, mức chi tiêu này vẫn duy trì xu hướng tăng trưởng liên tục, phản ánh rõ sự phục hồi của thị trường và nhu cầu tiêu dùng sữa ổn định trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi các doanh nghiệp nội địa vẫn nắm giữ khoảng 75% thị phần.

Nhập khẩu tăng vọt: Sữa ngoại ngày càng hiện diện trong giỏ hàng Việt

Không chỉ tiêu dùng nội địa tăng mạnh, sữa nhập khẩu và các sản phẩm sữa ngoại cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2025. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 6/2025, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt khoảng 80,4 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ tháng trước. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị nhập khẩu lên tới 659,3 triệu USD, tương đương hơn 16.500 tỷ đồng, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2024.

Các thị trường cung cấp sữa chính cho Việt Nam vẫn là New Zealand, Mỹ, Australia, Ireland và Thái Lan. Trong đó:

New Zealand dẫn đầu với kim ngạch nhập khẩu đạt gần 192 triệu USD, chiếm 33% tổng giá trị nhập khẩu, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm trước.

Australia đạt 58 triệu USD, tăng 19,4%.

Ireland tăng mạnh 66,3%, đạt 32,2 triệu USD.

Ngược lại, nhập khẩu từ Mỹ giảm 34%, chỉ còn 40,9 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đẩy mạnh nhập khẩu sữa từ nhiều quốc gia châu Âu và Đông Nam Á như: Đức tăng 75,7%; Hà Lan tăng 72,9%; Bỉ tăng đến 296%; Thái Lan tăng 20,5%; Singapore tăng gần 30%.

Về chủng loại, sữa bột vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng 33,9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem. Ngược lại, một số sản phẩm như sữa đặc có đường, sữa chua, sữa uống lên men lại giảm sút đáng kể – cho thấy sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.

Cạnh tranh nội – ngoại: Thị trường sữa ngày càng khốc liệt

Dây truyền chế biến sữa tại nhà máy TH true MILK
Dây truyền chế biến sữa tại nhà máy TH true MILK.

Hiện Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sữa, trong đó 40 doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối. Dù doanh nghiệp nội vẫn chiếm ưu thế với khoảng 75% thị phần, nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu đang tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn.

Các “ông lớn” nội địa như Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, IDP, Mộc Châu Milk… đang không ngừng đổi mới sản phẩm, đầu tư công nghệ để giữ vững thị phần. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp ngoại như FrieslandCampina (Hà Lan), Abbott, Mead Johnson (Mỹ), Nestlé (Thụy Sĩ), Fonterra (New Zealand)… cũng đang tăng tốc mở rộng tại Việt Nam qua hình thức nhập khẩu và phân phối trực tiếp.

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu thị trường IMARC Group, giai đoạn 2024–2032, thị trường sữa Việt Nam được dự báo tăng trưởng bình quân 9,4% mỗi năm. Riêng năm 2025, lượng sữa trung bình mỗi người tiêu dùng được ước tính đạt khoảng 20,7 kg/người/năm, tương đương với mức tiêu dùng của nhiều nước đang phát triển.

Điều này cho thấy cơ hội vẫn rất rộng mở cho ngành sữa, nhưng cũng đặt ra thách thức về quản lý chất lượng, minh bạch nguồn gốc và phát triển bền vững trước sức ép từ hàng nhập khẩu và các vụ việc hàng giả từng khiến người tiêu dùng lo ngại.

Mỗi tháng, người tiêu dùng Việt chi xấp xỉ 5.000 tỷ đồng cho các sản phẩm sữa – con số đủ để chứng minh rằng sữa là một trong những mặt hàng thiết yếu, có mức chi tiêu lớn nhất trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Tuy nhiên, trước sự mở rộng của sữa nhập khẩu và sự hiện diện dày đặc của các thương hiệu ngoại, người tiêu dùng cần tỉnh táo, ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đạt chứng nhận chất lượng và đến từ các nhà sản xuất uy tín.

Về phía cơ quan chức năng, việc siết chặt kiểm tra chất lượng, kiểm soát sữa giả, bảo vệ thương hiệu nội cũng là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành sữa Việt trong tương lai.

Tiêu thụ sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép khoảng 4%/năm Tiêu thụ sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép khoảng 4%/năm
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê hôm nay tăng vọt: Cơn sóng từ Brazil và Mỹ

Giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế đồng loạt tăng mạnh trong phiên đầu tuần (15/7), phản ánh lo ngại về thuế quan và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Brazil. Trong khi đó, thị trường trong nước ghi nhận biến động trái chiều, với mức giá dao động từ 88.000 – 92.500 đồng/kg tùy vùng, cho thấy sự giằng co giữa kỳ vọng giá lên và áp lực bán ra.
Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Vải, mận được mùa mất giá, vì sao chế biến vẫn chưa bứt phá?

Mặc dù là những loại trái cây có giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, vải thiều Bắc Ninh và mận Sơn La năm nay tiếp tục trải qua tình trạng “được mùa mất giá”. Giá bán giảm sâu, người nông dân lỗ vốn, trong khi công nghiệp chế biến vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ, chưa tạo đột phá giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Lúa gạo vững giá, đầu ra lặng sóng: Nỗi thấp thỏm giữa mùa vàng

Giá lúa gạo hôm nay (14/7) tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giữ đà ổn định. Tuy nhiên, việc thị trường xuất khẩu chưa khởi sắc khiến cả nông dân và doanh nghiệp đứng trước những lo ngại về đầu ra và lợi nhuận, trong bối cảnh vụ hè thu đang vào giai đoạn thu hoạch rộ.
Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Vàng tăng mạnh, SJC sát mốc 122 triệu đồng/lượng – Cơn sốt trở lại?

Giá vàng thế giới và trong nước đang có những biến động mạnh mẽ khi chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump và dự luật cải cách thuế tạo ra tâm lý bất ổn trên thị trường. Trong bối cảnh đó, vàng trở thành lựa chọn trú ẩn được ưu tiên, đặc biệt khi thị trường đang chia rẽ giữa lạc quan và lo ngại dài hạn về tăng trưởng.
Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu đi ngang đầu tuần: Xu hướng ngắn hạn vẫn chưa rõ ràng

Giá tiêu trong nước sáng 14/7 duy trì quanh mốc 139.000 – 141.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào nhưng lực mua chưa bứt phá, xu hướng giá ngắn hạn vẫn khó đoán định, đòi hỏi người sản xuất và doanh nghiệp thận trọng trong chiến lược giao dịch.
Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Thị trường cà phê “nín thở” theo giá quốc tế: Tín hiệu nào cho tuần mới?

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục giằng co quanh mức 90.000 đồng/kg – ngưỡng được xem là “vùng sinh tồn” của nông dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường thế giới vẫn chưa thoát khỏi áp lực giảm bởi tồn kho lớn và rào cản thương mại từ Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu hôm nay 13/7: Neo cao 139.000–141.000 đồng/kg, thị trường im ắng chờ sóng tăng mới

Giá tiêu trong nước sáng 13/7 tiếp tục duy trì vùng đỉnh 139.000–141.000 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm. Thị trường hồ tiêu hiện đi ngang khi nguồn cung hạn chế, giao dịch trầm lắng. Dù chưa xuất hiện đợt tăng mới, giới chuyên gia nhận định giá tiêu Việt Nam còn nhiều dư địa bứt phá trong nửa cuối tháng 7.
Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Giá cà phê hôm nay 13/7: Chững lại giữa sóng gió, dự báo tiếp tục giằng co

Sau nhiều phiên biến động mạnh, giá cà phê trong nước sáng 13/7 tiếp tục neo trên mốc 90.000 đồng/kg, giữ đà đi ngang từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tuần tới thị trường có thể tiếp tục rung lắc khi các yếu tố cung cầu toàn cầu chưa ổn định.
Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Gạo Việt Nam chinh phục thế giới: Bài toán vừa lượng, vừa chất trong xuất khẩu

Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đạt gần 5 triệu tấn gạo xuất khẩu, giữ vững vị thế thứ hai thế giới trong ngành hàng này. Tuy nhiên, dù sản lượng tăng 7,6%, kim ngạch xuất khẩu gạo lại giảm tới 12,2% do giá xuất khẩu bình quân giảm sâu. Bài toán đặt ra cho ngành lúa gạo Việt Nam lúc này không chỉ là tăng lượng mà còn phải nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động