Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi
Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam đối với hàng hoá lưu thông trong nước. Nhằm đảm bảo chính sách sát thực tiễn và khả thi, ngày 11/7, Bộ sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi từ các bên liên quan.
![]() |
Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi (ảnh minh họa) |
Lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ trực tiếp chủ trì hội thảo. Thành phần tham dự gồm đại diện các bộ, ngành liên quan, hiệp hội ngành hàng, cùng đông đảo doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối hàng hoá trong nước.
Hội thảo tập trung đánh giá toàn diện thực trạng hàng hoá lưu thông trong nước hiện nay, bao gồm nguồn gốc, xuất xứ, cơ chế quản lý, cũng như phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương. Đồng thời, các bên sẽ cùng phân tích trách nhiệm và thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nội địa trong việc đảm bảo minh bạch xuất xứ hàng hóa.
Ngoài ra, các nội dung trọng tâm trong quá trình xây dựng Nghị định cũng được đưa ra thảo luận, gồm: Mục tiêu, phạm vi điều chỉnh và nội dung chính sách về hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; tiêu chí xác định xuất xứ đối với hàng hóa lưu thông trong nước; cơ chế phối hợp triển khai giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện khung pháp lý về xuất xứ hàng hóa nội địa không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, mà còn bảo vệ người tiêu dùng, tăng uy tín hàng Việt, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và hội nhập sâu rộng.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Những khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân sẽ phải chịu thuế?

Y dược cổ truyền phát triển đúng tầm – hướng đi chiến lược cho ngành sản phẩm thiên nhiên

Gia tăng buôn lậu trên biển, Hải quan siết chặt kiểm soát toàn tuyến

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

QLTT Hà Nội mở “mặt trận mới” chống hàng giả trên không gian mạng

Bộ Công an: Thực phẩm giả được sản xuất theo chuỗi khép kín, tổ chức tinh vi
