Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau Đến lượt thị trường cà phê chao đảo vì thuế đối ứng của Mỹ Chính phủ đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế từ 1-3 tháng để đàm phán
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại với hàng hóa Việt Nam.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại với hàng hóa Việt Nam.

Việt Nam có đối tác, có uy tín và có phương án

Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á - Thái Bình Dương. Sự đa dạng hóa thị trường là một chiến lược dài hạn đúng đắn, giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc đơn phương.

Hơn nữa, với tư cách là một nền kinh tế tuân thủ luật chơi toàn cầu, Việt Nam có quyền sử dụng các kênh đàm phán song phương và đa phương, từ WTO cho tới các cơ chế giải quyết tranh chấp. Chúng ta có kinh nghiệm, có đội ngũ pháp lý và có niềm tin quốc tế – điều này rất khác với hình ảnh một nền kinh tế nhỏ và dễ tổn thương như trước đây.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, việc Hoa Kỳ siết lại thương mại có thể là một cú hích giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình xuất khẩu. Thay vì phụ thuộc vào gia công, lắp ráp – đây là lúc chúng ta cần tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, và tiến tới sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Việc dòng vốn FDI có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn lại càng củng cố vai trò trụ cột của kinh tế tư nhân trong nước – lực lượng đang ngày càng năng động, sáng tạo và khát khao vươn lên. Điều này cũng tạo áp lực tích cực để Việt Nam sắp xếp lại chuỗi cung ứng, hướng tới sự tự chủ chiến lược, không quá phụ thuộc vào một nguồn vốn hay thị trường nào.

Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới, đẩy mạnh kinh tế trong nước là con đường bắt buộc. Đây là thời điểm cần có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và trúng đích, tập trung vào đầu tư công hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thị trường nội địa và thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Song song với đó, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thể chế – từ môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đến chính sách thuế, đất đai, khoa học công nghệ. Cải cách không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để nâng cao sức chống chịu và khả năng bứt phá.

Đây cũng là lúc mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp phải bứt phá vươn lên, phát huy nội lực, sáng tạo và bản lĩnh để cùng đất nước vượt qua giai đoạn thử thách. Một nền kinh tế khỏe mạnh không thể chỉ trông vào bên ngoài – mà phải được nuôi dưỡng từ khát vọng phát triển bên trong.

Bình tĩnh khôn khéo thì sẽ vượt qua thử thách

TS. Nguyễn Sĩ Dũng.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng.

Còn TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhấn mạnh cần "bình tĩnh ứng phó" trước quyết định áp thuế của Mỹ.

Ông Lực cho rằng cần nắm sát tình hình, diễn biến, đặc biệt là những động thái mới từ phía Chính phủ Hoa Kỳ đối với các vấn đề liên quan đến thuế quan và kể cả các vấn đề liên quan khác.

Bên cạnh đó, cần quan sát thêm động thái của các nước khác, nhất là những nước lớn, những nước có cán cân thương mại lớn, có thặng dư thương mại lớn đối với Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Chính phủ và doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp. Có thể theo hướng là ở một mức độ thuế quan nào đó mà phía Hoa Kỳ sẽ áp lên Việt Nam, chẳng hạn như từ 25-30% thay vì 46% để chúng ta có giải pháp và ứng phó.

TS. Cấn Văn Lực lưu ý, chúng ta phải hết sức bình tĩnh theo hướng là không chủ quan nhưng cũng không quá bi quan, bởi vì đây là câu chuyện toàn cầu và đặt ra rủi ro, thách thức đối với toàn cầu chứ không chỉ có riêng Việt Nam. Nước nào bình tĩnh hơn, nước nào chủ động hơn, nước nào khôn khéo hơn thì sẽ vượt qua được cú sốc lớn này một cách thành công, tức là giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực và đồng thời cũng có thể tận dụng một số cơ hội nhất định trong bối cảnh hiện nay.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định bản lĩnh làm nên sự khác biệt. Ông Dũng dẫn chứng, lịch sử kinh tế Việt Nam đã từng trải qua nhiều cú sốc – từ cấm vận, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh cho đến những thay đổi chính sách bất ngờ từ đối tác lớn…

Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ này, nếu năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2024 là siêu bão Yagi thì ngay đầu năm 2025 là cú sốc thuế. Nhưng mỗi lần như vậy, chúng ta đều đứng vững, và thậm chí vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua.

Thuế quan có thể là một rào cản tạm thời, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần sáng tạo, năng lực thích ứng và khát vọng vươn mình của người Việt Nam. Thế giới vẫn rộng lớn, cơ hội vẫn còn nhiều – và với sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn thử thách này với tâm thế của một quốc gia, một nền kinh tế ngày càng trưởng thành, bản lĩnh và có trách nhiệm.

“Trên tất cả, Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác, đối thoại. Không có cánh cửa nào thực sự khép lại khi các bên còn giữ được thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta gửi tới bạn bè quốc tế lúc này”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng? Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?
Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Sau khi Nghị định thư mới về xuất khẩu tổ yến được ký kết vào tháng 4-2025, cơ hội để ngành yến Việt Nam bứt phá vào thị trường tỷ dân đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những điều kiện khắt khe hơn về kỹ thuật và an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu muốn trụ vững trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Malaysia hay Indonesia.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã công bố dự báo về tình hình lương thực toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến Việt Nam, dự báo sẽ trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới cả về xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong năm 2025 và 2026. Trong bối cảnh sản lượng gạo toàn cầu tăng, nhu cầu tiêu thụ cũng có những thay đổi đáng chú ý, ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Trong bối cảnh Indonesia tuyên bố ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025, Việt Nam đang có cơ hội lớn để vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ sau Philippines.
Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Với đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm, cùng các chính sách cởi mở và nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Dù là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, Việt Nam vẫn nhập khẩu lượng lớn từ Brazil, Indonesia và Campuchia. Theo ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê – đây là hoạt động kinh doanh bình thường trong cơ chế thị trường, đồng thời phản ánh những thách thức trong phát triển bền vững và cân đối cung cầu toàn cầu.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Với những tín hiệu phục hồi rõ nét từ thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là điểm sáng giữa bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều biến động và là nền tảng quan trọng để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 4% trong cả năm.
Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Ngày 12/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã tiếp ông Mo Shenfan – Giám đốc điều hành Tập đoàn BSV (Trung Quốc), bà Trương Mộng Ảnh – Tổng giám đốc Tập đoàn Nhất Khang Quảng Đông cùng đoàn công tác.
Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 ghi nhận bước phục hồi mạnh mẽ, với nông sản trở thành điểm sáng đáng chú ý, góp phần củng cố vị thế kinh tế đối ngoại của cả nước.
Thủ tướng chỉ đạo khơi thông điểm nghẽn, bứt phá xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo khơi thông điểm nghẽn, bứt phá xuất khẩu nông lâm thủy sản

Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động