Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Ông Trump nêu điều kiện đàm phán để giảm thuế đối ứng Lập tổ công tác thích ứng với chính sách thuế của Mỹ, báo cáo Thủ tướng vào thứ Ba hằng tuần Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì cuộc họp báo.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì cuộc họp báo.

Phải hết sức bình tĩnh để tìm giải pháp phù hợp nhất

Trao đổi với báo chí tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2025 về thông tin Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay ngay sau khi Mỹ áp thuế đối ứng, bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công hàm, cũng như các kênh khác nhau để tiến tới thu xếp điện đàm với người đồng cấp là trưởng đại diện Thương mại Mỹ để tiếp tục có đàm phán.

Thông tin về việc đàm phán thuế đối ứng với Mỹ, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau. Đoàn do Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn, cùng đại diện nhiều bộ ngành và doanh nghiệp đi cùng.

"Các công tác chuẩn bị cho đàm phán đã sẵn sàng, trên tinh thần khi gặp được đối tác thương mại là có ngay các nội dung trao đổi. Sáng nay khi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, hai bên đã sẵn sàng những phương án triển khai, phối hợp. Đàm phán với Mỹ là trách nhiệm không chỉ của riêng một bộ ngành nào mà cần phối hợp nhiều bộ ngành khác nhau. Chủ trương xuyên suốt của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, trứng không bao giờ để chung một giỏ, kể cả trong đầu tư", Thứ trưởng Nhật Tân cho biết.

Theo Thứ trưởng Nhật Tân, những giải pháp mà các cơ quan chức năng đặt ra chính là để làm sao có thể vượt qua các thách thức, bên cạnh các giải pháp cũng là để tìm ra những cơ hội mới. Thứ trưởng cũng cho rằng thời điểm này chưa vội để bàn tới câu chuyện điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

Mức thuế 46% là đáng "quan ngại"

Ông Tạ Hoàng Linh khẳng định trước mức thuế 46% của Mỹ, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Tạ Hoàng Linh khẳng định trước mức thuế 46% của Mỹ, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Thông tin thêm về cuộc điện đàm sắp tới của bộ trưởng Bộ Công Thương với người đồng cấp, ông Tạ Hoàng Linh, vụ trưởng Vụ Thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương), cho hay Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trao đổi thông tin với phía bạn, khẳng định Việt Nam muốn xây dựng thương mại công bằng, sẵn sàng trao đổi, đàm phán giải quyết vướng mắc bất cập để hài hòa hơn.

“Bài phát biểu của ông Trump có nhận xét tích cực với Việt Nam, là tín hiệu tốt để hai bên trao đổi trong vài ngày tới trước thời điểm ngày 9/4, hướng tới việc cùng xử lý vấn đề hai bên đang vướng mắc” - ông Linh nói.

Theo ông Linh, mức thuế 46% mà Mỹ áp cho hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là đáng "quan ngại" trong bối cảnh Việt Nam kiên trì, ủng hộ nhất quán thương mại đa phương, thúc đẩy thương mại đầu tư.

Bởi Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế có cơ cấu bổ sung cho nhau, cạnh tranh không trực tiếp với Mỹ mà cạnh tranh với nước thứ ba, giúp người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa với giá hợp lý.

"Việc Mỹ đưa ra như vậy là không công bằng, và không thể hiện thiện chí của Việt Nam với những nỗ lực thúc đẩy thương mại cân bằng. Bộ Công Thương mong muốn tiếp tục đàm phán để hai bên tìm tiếng nói chung" - ông Linh bày tỏ và kỳ vọng các cuộc điện đàm ở cấp bộ trưởng và các cấp kỹ thuật đang được khẩn trương triển khai thời gian sớm nhất sẽ giúp tháo gỡ cho vấn đề áp thuế đối ứng.

Cùng đó, ông Linh khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động và môi trường.

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46% Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46% Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng? Những hàng hoá nào của Việt Nam không phải chịu thuế đối ứng?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Xuất khẩu nông lâm thủy sản bứt tốc, tăng mạnh nhất trong 3 năm qua

Trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây, cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ của ngành hàng tỷ đô.
Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Từ 1/7: Quy định mới về cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 40/2025/TT-BCT, quy định cụ thể về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ đối với thương nhân xuất khẩu. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, nhằm đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước và thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động