Định hình lại cơ chế tài chính Quỹ phát triển đất minh bạch, hiệu quả và bền vững

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Nghị định 104/2024/NĐ-CP về Quỹ phát triển đất, trong đó đề xuất điều chỉnh một số khoản thu, chi theo hướng linh hoạt, minh bạch và phù hợp với thực tiễn. Những thay đổi này nhằm đảm bảo nguyên tắc hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng vẫn bảo toàn và phát triển vốn của Quỹ – một công cụ tài chính quan trọng trong phát triển hạ tầng và quản lý đất đai.
Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027 Siết chặt quản lý doanh nghiệp “vốn ảo”, “doanh nghiệp ma” Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2024/NĐ-CP (về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP (về Quỹ phát triển đất). Trong đó, điểm đáng chú ý là đề xuất điều chỉnh các khoản thu, chi của Quỹ phát triển đất theo hướng chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với thực tiễn triển khai ở các địa phương.

Định hình lại cơ chế tài chính Quỹ phát triển đất minh bạch, hiệu quả và bền vững

Định hình lại cơ chế tài chính Quỹ phát triển đất: Hướng tới minh bạch, hiệu quả và bền vững

Theo dự thảo, các khoản chi từ Quỹ trong trường hợp ủy thác sẽ bao gồm: (i) Chi phí ủy thác quản lý Quỹ; (ii) Chi phụ cấp và các khoản chi khác cho thành viên Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ; (iii) Các khoản nộp ngân sách nhà nước và chi phí phát sinh khác theo quy định pháp luật.

Đáng chú ý, để đảm bảo cân đối tài chính và giới hạn tỷ lệ chi tiêu, dự thảo quy định: Chi phí mục (ii) không vượt quá 20% và mục (iii) không quá 15% so với tổng thu của Quỹ. Với mục (i) – chi phí ủy thác quản lý, nếu không có giới hạn cụ thể, sẽ có nguy cơ làm mất cân đối thu – chi, thậm chí phát sinh tình trạng chi vượt thu. Do đó, dự thảo đưa ra ngưỡng trần cho chi phí quản lý ủy thác là không quá 50% tổng thu của Quỹ, nhằm giữ vững nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.

Về chi phí quản lý vốn ứng từ Quỹ, hiện nay Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định: mức chi phí này bằng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước, do Thống đốc quyết định. Tuy nhiên, để đảm bảo rõ ràng và thống nhất trong thực hiện, dự thảo sửa đổi đề xuất: mức chi phí quản lý vốn ứng được xác định tại thời điểm ban hành quyết định ứng vốn lần đầu, tính trên tổng số vốn ứng, và duy trì cố định trong suốt thời gian thực hiện dự án hoặc nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, trên cơ sở phản ánh từ nhiều địa phương, Bộ Tài chính ghi nhận nhu cầu linh hoạt trong việc xác định chi phí quản lý vốn ứng – đặc biệt trong các dự án giải phóng mặt bằng, vốn mang tính phục vụ và không đặt mục tiêu sinh lời. Do đó, dự thảo cho phép các địa phương có thể ấn định mức chi phí thấp hơn mức trần nêu trên, miễn là đảm bảo nguyên tắc hoạt động của Quỹ là “không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.”

Cụ thể, dự thảo quy định: “Mức chi phí quản lý vốn ứng từ Quỹ phát triển đất không vượt quá mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định của Thống đốc trong cùng thời kỳ. Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định mức chi phí phù hợp và thể hiện rõ trong Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ.”

Những điều chỉnh chính sách nói trên cho thấy nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ phát triển đất – một công cụ quan trọng trong việc tài trợ ứng trước cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và tạo quỹ đất phát triển. Việc quy định rõ ràng, linh hoạt về cơ chế tài chính sẽ góp phần tăng tính minh bạch, tránh thất thoát và bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46% Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%
Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024 Thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 tăng gần 30% so cùng kỳ năm 2024
Đình Trọng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp... sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe  Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Khách hàng trẻ nói gì về 2 mẫu xe Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV?

Trong bối cảnh thị trường xe ô tô Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các dòng xe thông minh và tiết kiệm năng lượng, các mẫu xe mới như Omoda C5 và Jaecoo J7 PHEV đã nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Từ 1/7, doanh nghiệp chỉ được phép khuyến mại hàng hóa, dịch vụ với mức giảm giá tối đa 50%

Mới đây, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân vừa ký ban hành Thông tư số 39/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Mailisa – 27 năm định vị thương hiệu bằng uy tín và trách nhiệm cộng đồng

Trải qua hành trình 27 năm xây dựng và phát triển phát triển, từ năm 1998 đến nay, hệ thống thẩm mỹ Mailisa đã mở rộng với 17 chi nhánh trên toàn quốc và phục vụ hàng đông đảo khách hàng trên cả nước. Tuy nhiên, điều được nhấn mạnh không chỉ là quy mô mà còn là định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng chuyên môn y khoa và cam kết trách nhiệm với cộng đồng.
Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Từ 01/7/2025, Nghị định 156/2025/NĐ-CP chính thức mở rộng tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn với nhiều ưu đãi đột phá, giảm mạnh rào cản vay vốn cho nông dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân, các phó trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng ban thường trực) và Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng.
Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Giải pháp logistics giúp doanh nghiệp vững bước

Ứng phó với thách thức từ chính sách thuế quan Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt cần tận dụng sức mạnh của logistics hiện đại, kết nối thương mại và đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương ra mắt cuốn “Sổ tay hướng dẫn chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống”.
Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Chuyển đổi số mở lối phát triển cho doanh nghiệp tư nhân

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang từng bước tiếp cận chuyển đổi số như một chiến lược dài hạn. Với sự đồng hành của chính sách và nỗ lực nội tại, hành trình số hóa hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ tiếp sức nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn bằng chính sách tín dụng mới

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP ngày 16/6/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, Nghị định số 55 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động