Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027
![]() |
Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027. |
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5.
Ngày 22/4, tại Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân Dân tổ chức, ông Lưu Đức Huy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 có nêu định hướng phải sửa đổi bổ sung thuế tiêu TTĐB.
Ông Lưu Đức Huy khẳng định trong định hướng chiến lược, không có câu nào nhắc đến tăng thuế TTĐB nhằm mục tiêu tăng thu ngân sách. Rõ ràng, luật được ban hành để hạn chế tiêu dùng các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát thì không thể tăng thu ngân sách được.
Việc Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Huy cho biết Chính phủ đã có chỉ đạo, Bộ Tài chính có nghiên cứu báo cáo với Chính phủ xem xét một số vấn đề về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, xem xét giãn lộ trình tăng thuế với các mặt hàng trong dự thảo luật, trong đó có mặt hàng bia, rượu, đề xuất thực hiện từ năm 2027, thay vì 2026 như phương án trước đó.
![]() |
Ông Lưu Đức Huy, Phó cục trưởng Quản lý Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) phát biểu tại hội thảo, ngày 22/4. (Ảnh: Báo Nhân dân). |
Phát biểu tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, làm tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030, chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Việt Nam cần ‘'chắt chiu’' cơ hội tăng trưởng kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Thực tế, để tạo cơ hội tăng trưởng trong năm 2025, thời gian qua Chính phủ cũng đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm tiền thuê đất, đặt mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Tuy nhiên, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi được Bộ Tài chính xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 5/2025 lại đề xuất tăng thuế suất thuế TTĐB với mặt hàng bia từ mức hiện nay là 65% theo 2 phương án.
Trong đó, phương án 1 tăng từ năm 2026 với mức tăng mỗi năm 5% tới năm 2030 lên đến 90% và phương án 2, tăng thuế từ năm 2026 với mức 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm là mỗi năm 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB với mặt hàng bia là 100%.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, ngoài ảnh hưởng tới một số ngành khác, Luật Thuế TTĐB sửa đổi nếu được áp dụng sẽ có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành, hàng triệu người lao động trong ngành và các ngành hàng liên quan, tới hàng triệu người tiêu dùng và nền kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến nhanh, bất thường, tác động đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, với quyết tâm chính trị về mục tiêu tăng trưởng 8% cũng như với tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, các chuyên gia kinh tế đưa ra kiến nghị, xem xét lùi thời điểm hiệu lực của Luật Thuế TTĐB.
Cụ thể, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, nên lùi thời gian áp dụng tăng thuế TTĐB với mặt hàng bia rượu đến 1/1/2028. Và mức độ tăng giãn hơn để giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thích nghi, cũng là để góp phần thúc đẩy tăng trưởng cao.
Ông Cấn Văn Lực cũng kiến nghị: ‘Cần tính toán lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp, tránh gây “sốc” cho doanh nghiệp và thị trường. Đặc biệt, xem xét áp dụng mức thuế suất khác nhau theo nồng độ cồn, hàm lượng đường, tránh cào bằng, chẳng hạn như nồng độ càng cao, thuế suất cũng sẽ tăng theo’.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cũng cho rằng: Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, việc khoan sức dân, khoan sức doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu cần được coi là sự lựa chọn ưu tiên trong hoạch định chính sách, và đây chính là cách hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Cùng quan điểm, bà Phan Minh Thủy, Trưởng phòng, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh doanh nghiệp đang chịu nhiều sức ép do biến động kinh tế toàn cầu, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng như rượu, bia cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo đó, lộ trình tăng thuế nên được thiết kế hợp lý, vừa phải, không gây sốc cho thị trường và tạo điều kiện để doanh nghiệp thích ứng. Đối với mặt hàng bia, VCCI đề xuất tăng thuế từ năm 2028, theo hướng mỗi 2 năm tăng 5% cho đến năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu sẽ tăng nhưng không nhiều

Chuyên gia: Ngưỡng 150 triệu đồng/lượng vàng không còn xa vời

Giá vàng sẽ lập kỷ lục mới vào tuần tới hay quay đầu giảm sâu?

Lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất chỉ vài ngày sẽ hết

Nhiều ngân hàng dự báo giá vàng có thể chạm mốc 4.000 USD/ounce

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ, vượt qua Ấn Độ

Chuyên gia chỉ rõ 5 sai lầm lớn khi đầu tư vàng "lướt sóng"

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
