Kinh tế tư nhân bứt phá, số doanh nghiệp thành lập mới lập kỷ lục
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn do các yếu tố địa chính trị, tình hình trong nước đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực nhờ những nỗ lực cải cách thể chế và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân.
Theo Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn cho biết, chưa khi nào số doanh nghiệp thành lập mới trong một tháng đạt 16.000 đơn vị. Nếu tính chung cả 6 tháng đầu năm 2025, cả nước có trên 91.000 doanh nghiệp thành lập mới – phản ánh một làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong tháng 6/2025 có hơn 14.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, đã có hơn 61.000 doanh nghiệp quay lại thị trường, tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm 2024.
Đáng chú ý, tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường (bao gồm thành lập mới và quay lại hoạt động) lần đầu tiên cao hơn số doanh nghiệp rút lui, với tỷ lệ vượt hơn 1,2 lần. Đây là một chỉ báo tích cực, cho thấy niềm tin và kỳ vọng của khu vực tư nhân đang được khơi dậy trở lại.
![]() |
Trong tháng 6 năm 2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt hơn 24.000 đơn vị. (Anrnh minh họa) |
Cùng với doanh nghiệp, số lượng hộ kinh doanh mới trong tháng 6 cũng tăng gấp 2,4 lần mức trung bình tháng giai đoạn 2021–2023. Dư địa thị trường, tốc độ hồi phục sức mua và các chính sách hỗ trợ đã phần nào kích hoạt lại tinh thần kinh doanh, khởi sự làm ăn từ cấp độ nhỏ nhất của nền kinh tế.
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu còn nhiều bất định, việc các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn thành lập, tái gia nhập thị trường và bổ sung vốn đầu tư là minh chứng rõ rệt cho sự cải thiện môi trường thể chế và hiệu quả của chính sách.
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, vốn bổ sung của các doanh nghiệp đang hoạt động tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm 2024, một con số đáng chú ý nếu đặt trong bối cảnh lãi suất cho vay vẫn còn tiềm ẩn áp lực và chi phí đầu vào chưa giảm đồng đều.
Có thể khẳng định, doanh nghiệp đã có sự dịch chuyển về mặt tư duy: thay vì “án binh bất động” chờ tín hiệu rõ ràng, họ đã chủ động tăng cường nội lực, cải thiện năng lực quản trị và đầu tư dài hạn. Đây là một tín hiệu tích cực với thị trường, đặc biệt khi khối tư nhân chiếm trên 60% GDP và đóng vai trò đầu kéo trong tạo việc làm và đổi mới sáng tạo.
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp những năm gần đây không còn chỉ dừng lại ở các gói miễn, giảm, giãn thuế hay vốn ưu đãi. Những cải cách có chiều sâu hơn như cải thiện thủ tục hành chính, thúc đẩy hóa đơn điện tử, tích hợp nền tảng số vào quản lý thuế và minh bạch hóa thông tin đang từng bước tái định hình cách doanh nghiệp tương tác với chính quyền.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Giá xăng được dự báo giảm hơn 1.000 đồng/lít vào phiên điều chỉnh ngày mai

Giá vàng tuần tới: Nhà đầu tư lạc quan, chuyên gia Phố Wall cảnh báo xu hướng giảm sâu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Giá xăng có thể tăng phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày mai: Mức tăng nhẹ, áp lực vẫn lớn

Thị trường xăng dầu chịu sức ép mới từ căng thẳng Trung Đông

Xuất nhập khẩu hàng hóa vượt trên 390 tỷ USD sau gần nửa năm 2025

Du lịch Việt Nam bứt tốc trên đường đua thu hút khách quốc tế

Tái định hình ngành chăn nuôi – thú y: Kết nối tri thức, dẫn dắt đổi mới

Chuyển đổi số tiểu thương: Sản phẩm “cầm tay chỉ việc” từ Bộ Công Thương
