Chuẩn bị tốt từ vườn đến thị trường: Chìa khóa thành công vụ vải 2025

Vải thiều đầu vụ thu hoạch năm 2025 đang được bán với giá cao tại Hà Nội và nhiều tỉnh, trong khi các địa phương sản xuất chủ động xúc tiến thương mại, đảm bảo đầu ra cho vụ mùa đểm bảo giá trị nâng cao và bền vững.
Vải thiều niên vụ 2025 được mùa: Hơn 300.000 tấn chờ khai thác thị trường xuất khẩu Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực Vải thiều vào vụ sớm, sẵn sàng kênh tiêu thụ trong và ngoài nước
Chuẩn bị tốt từ vườn đến thị trường: Chìa khóa thành công vụ vải 2025
Các địa phương trồng vải chủ động xúc tiến thương mại, đảm bảo đầu ra cho vụ mùa đểm bảo giá trị nâng cao và bền vững.

Vải thiều đầu mùa đắt khách, giá bán cao

Tại Hà Nội, vải thiều đầu mùa đang được bán lẻ với giá từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg. Nhiều tiểu thương như chị Hoa, chợ đường Đội Cấn, chọn cách chia chùm, đóng giỏ để khách hàng dễ mua thử. Do đặc điểm vải đầu mùa có vỏ màu đẹp, hương thơm nhẹ, nhưng chua hơn và nhiều nước, nên nhu cầu mới chủ yếu là mục đích biếu tặng, thưởng thức thử. Dù vậy, sức tiêu thụ vẫn cao bởi tâm lý ưa chuộng trái cây theo mùa và chất lượng cao của sản phẩm đầu vụ.

Trên các chợ online, vải được rao bán với giá 35.000-40.000 đồng/kg, nhưng thường được người bán quảng cáo là "hàng vườn", "hàng giới hạn", tạo cảm giác khan hiếm để thu hút người mua. Nhiều đơn vị còn triển khai chương trình khuyến mãi, giao hàng tận nơi, góp phần đưa vải thiều đến gần hơn với người tiêu dùng thành thị.

Tại tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Thiết, Giám đốc HTX Sản xuất và Tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên), cho biết giá vải chín sớm tại vựa đang là 40.000 đồng/kg, cao hơn trung bình các năm từ 15-20%. HTX có 35 tấn vải chín sớm, đã nhận được đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, EU với giá 35.000 đồng/kg. Ông Thiết chia sẻ: "Chúng tôi kỳ vọng năm nay sẽ được mùa, được giá nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu vụ, từ quy trình chăm sóc đến liên kết tiêu thụ."

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV (Bộ NN-MT), vải thiều là loại quả chiến lược, được định hướng mở rộng thị trường sang EU, Mỹ, Trung Quốc, Úc và nhiều nước khác. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn tập trung nhiều vào Trung Quốc do yếu tố địa lý gần, hệ thống logistics thuận lợi và nhu cầu lớn. Ông Đạt cho biết, sản lượng vải năm 2025 dự kiến đạt 330.000 tấn, gồm cả vải chín sớm và chính vụ, trong đó hơn 50% sẽ phục vụ xuất khẩu nếu đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật.

Tăng cường chất lượng và xúc tiến xuất khẩu

Chuẩn bị tốt từ vườn đến thị trường: Chìa khóa thành công vụ vải 2025
Vụ vải thiều năm 2025 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Lục Ngạn (Bắc Giang) được xem là thủ phủ vải thiều của cả nước, dự kiến thu hoạch 165.000 tấn vải trong vụ năm nay, trong đó 43.300 tấn dùng để xuất khẩu. Toàn tỉnh có hơn 400 mã số vùng trồng và hơn 300 cơ sở sơ chế, đóng gói đạt chuẩn phục vụ thị trường quốc tế. Về chất lượng, toàn tỉnh đã có 16.000 ha vải đạt tiêu chuẩn VietGAP, 204 ha đạt GlobalGAP và 10 ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

Bên cạnh vải tươi, các hợp tác xã và doanh nghiệp trong tỉnh cũng đẩy mạnh chế biến sâu như sấy khô, ép nước, làm mứt... để kéo dài thời gian bảo quản và gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm chế biến từ vải thiều hiện đã có mặt tại nhiều siêu thị lớn và được người tiêu dùng đón nhận tích cực.

Tại Hải Dương, diện tích vải năm 2025 đạt 8.800 ha, sản lượng dự kiến 60.000 tấn, trong đó riêng huyện Thanh Hà chiếm 38.000 tấn. Tỉnh đã được cấp 198 mã số vùng trồng, với 12 vùng đạt GlobalGAP và 56 vùng VietGAP. Sản lượng xuất khẩu dự kiến hơn 2.000 tấn sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc.

Để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật cho xuất khẩu, ngành nông nghiệp trung ương và địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn nông dân ghi nhật ký sản xuất, sử dụng phân thuốc an toàn và tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật. Song song đó, việc lấy mẫu giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên tại các vùng trồng trọng điểm.

Đặc biệt, Hải Dương và Bắc Giang đều tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như: Lễ hội vải thiều, Tuần lễ vải thiều tại các thành phố lớn, kết nối với các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường quảng bá trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo, giúp mở rộng kênh tiêu thụ.

Ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc, các địa phương cũng đang mở rộng thị trường sang Mỹ, Australia, Canada, UAE... với kỳ vọng khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam trên toàn cầu. Các đơn vị logistics và cơ quan chức năng như Hải quan, Kiểm dịch, Cục Bảo vệ thực vật cũng đang phối hợp chặt chẽ để rút ngắn thủ tục xuất khẩu, tạo thuận lợi tối đa cho trái vải.

Với sự chủ động và chuẩn bị kỹ lưỡng từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, vụ vải thiều năm 2025 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản Việt Nam, vừa giúp tăng thu nhập cho nông dân, vừa góp phần xây dựng thương hiệu trái cây Việt trên thị trường thế giới.

Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt
Một mùa vải thiều đặc biệt Một mùa vải thiều đặc biệt
Nhờ giá bán cao nhất lịch sử, Bắc Giang thu hơn 6.000 tỉ đồng từ vải thiều Nhờ giá bán cao nhất lịch sử, Bắc Giang thu hơn 6.000 tỉ đồng từ vải thiều
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững

Ngành gỗ Việt Nam trước bài toán tái cấu trúc và phát triển bền vững

Giữ vai trò chủ lực trong nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm, ngành chế biến, xuất khẩu lâm sản Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt rào cản từ thị trường, thuế quan, nguồn nguyên liệu đến các quy định môi trường khắt khe. Để duy trì vị thế và tăng trưởng bền vững, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc toàn diện.
VCCI đề nghị không miễn giảm thuế với hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu

VCCI đề nghị không miễn giảm thuế với hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu

Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT).
Xuất khẩu xoài tăng trưởng mạnh, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới

Xuất khẩu xoài tăng trưởng mạnh, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt hơn 88,5 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tỷ trọng xuất khẩu xoài trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả cũng tăng từ 5,9% trong quý I/2024 lên 7,61% trong quý I/2025. Xét về giá trị xuất khẩu, xoài hiện là mặt hàng đứng thứ tư sau thanh long, sầu riêng và chuối.
Xuất khẩu rau quả 2025: Củng cố nội lực, vượt rào cản kỹ thuật

Xuất khẩu rau quả 2025: Củng cố nội lực, vượt rào cản kỹ thuật

5 tháng đầu năm 2025, ngành rau quả Việt Nam ghi nhận những điều chỉnh nhất định do biến động ở một số mặt hàng chủ lực. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn đang phát triển tích cực, bền vững với nội lực phục hồi mạnh mẽ, khả năng thích ứng cao và sự vào cuộc quyết liệt từ cơ quan quản lý.
Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Các cửa hàng tiện lợi và điểm bán hàng tổng hợp hiện đại không chỉ làm thay đổi diện mạo thương mại vùng nông thôn mà còn trở thành kênh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, kết nối sản phẩm OCOP và tạo việc làm bền vững cho người dân địa phương.
Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Theo sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần. Nhóm năng lượng gây chú ý trên bảng giá khi đi ngược chiều với xu hướng của toàn thị trường.
Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Với mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Đồng Tháp thông qua Dự án “Phát triển cộng đồng bền vững thông qua đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm và quản lý kinh doanh”. Dự án do tổ chức phi chính phủ Nhật Bản Seed to Table triển khai từ năm 2019, góp phần thúc đẩy mô hình nông nghiệp hữu cơ tại địa phương, từng bước hình thành chuỗi giá trị bền vững và lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Ra mắt sách song ngữ "Bác Hồ ở Thái Lan"

Ra mắt sách song ngữ "Bác Hồ ở Thái Lan"

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen (Thái Lan) tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt – Thái “Bác Hồ ở Thái Lan”.
Tự chuyển mình để thích nghi: Giải pháp căn cơ cho xuất khẩu việt nam

Tự chuyển mình để thích nghi: Giải pháp căn cơ cho xuất khẩu việt nam

Thay vì chạy theo cuộc đua hạ giá để giành thị phần, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích nghi với xu thế toàn cầu bằng việc nâng cao chất lượng, đầu tư công nghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe. Đây chính là con đường bền vững để duy trì tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ lợi ích lâu dài trước làn sóng phòng vệ thương mại gia tăng từ các thị trường nhập khẩu.
Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Sau khi Nghị định thư mới về xuất khẩu tổ yến được ký kết vào tháng 4-2025, cơ hội để ngành yến Việt Nam bứt phá vào thị trường tỷ dân đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những điều kiện khắt khe hơn về kỹ thuật và an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu muốn trụ vững trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Malaysia hay Indonesia.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động