Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Vải thiều Bắc Giang đã tạo dựng được chuỗi giá trị mẫu mực

Chiều 11/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại huyện Tân Yên và làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang. Trọng tâm buổi làm việc nhằm bàn thảo các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ vải thiều niên vụ 2025, đảm bảo ổn định thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu.
Một mùa vải thiều đặc biệt Vải thiều Úc gần 6 triệu đồng/hộp vẫn đắt khách dịp Tết Vải thiều niên vụ 2025 được mùa: Hơn 300.000 tấn chờ khai thác thị trường xuất khẩu
Vùng vải thiều sớm tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Ảnh Nguyễn Miền
Vùng vải thiều sớm tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Ảnh Nguyễn Miền

Sản lượng toàn tỉnh dự kiến vượt 165.000 tấn

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Bùi Quang Huy – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Giang – cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 29.700 ha trồng vải thiều. Trong đó, vải sớm chiếm 8.000 ha (27%), vải chính vụ là 21.700 ha (73%). Diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 16.000 ha, tiêu chuẩn GlobalGAP là 204 ha và tiêu chuẩn hữu cơ là 10 ha.

Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, tỷ lệ đậu quả năm nay ước đạt trên 80%, sản lượng toàn tỉnh dự kiến vượt 165.000 tấn. Vải sớm bắt đầu thu hoạch từ 20/5 đến 15/6, còn vải chính vụ thu hoạch từ 10/6 đến 20/7.

Hiện Bắc Giang đã được cấp 240 mã số vùng trồng với diện tích 17.421 ha phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan... Năm 2025, tỉnh dự kiến bổ sung thêm 3 mã vùng vải sớm xuất khẩu sang Mỹ với diện tích 30 ha, sản lượng khoảng 250 tấn.

Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng duy trì 40 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu, trong đó 37 cơ sở phục vụ thị trường Trung Quốc, 1 cơ sở cho Thái Lan, 1 cơ sở cho Nhật Bản và 1 cơ sở cho Hoa Kỳ.

Mở rộng thị trường – Đa dạng hóa kênh tiêu thụ

Về kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2025, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Tỉnh tích cực làm việc với các tập đoàn, trung tâm thương mại lớn như Central Retail, Công ty TNHH Mova Plus (châu Âu), Dragonberry Produce (Hoa Kỳ)... nhằm đưa vải thiều vào hệ thống siêu thị quốc tế.

Tỉnh cũng tổ chức thành công “Hội nghị kết nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải thiều 2025” với nhiều biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị vận chuyển, thương mại điện tử. Đặc biệt, Bắc Giang cử đoàn công tác xúc tiến tại TP. Hồ Chí Minh, hợp tác với Mega Market, đồng thời chuẩn bị tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN tại Quảng Tây, Trung Quốc, nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sẽ được tổ chức theo chuỗi, như: Tuần lễ vải thiều tại TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và sản phẩm OCOP Bắc Giang, các sự kiện tại thị trường châu Âu...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh nhấn mạnh vai trò trụ đỡ của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương. Năm 2024, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản toàn tỉnh đạt trên 39.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 56 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,73%.

Tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, mở rộng thị trường và chuyển giao kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu biến đổi.

Hình mẫu phát triển chuỗi giá trị nông sản

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh và các đại biểu thăm mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh và các đại biểu thăm mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên. Ảnh Nguyễn Miền

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Bắc Giang trong việc nâng cao chất lượng sản xuất, tổ chức tiêu thụ bài bản và chủ động xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến xuất khẩu. Bộ trưởng cho biết Bắc Giang đã và đang trở thành mô hình mẫu trong phát triển chuỗi giá trị vải thiều, cần được nhân rộng trên cả nước.

Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh cần chủ động kiểm soát dịch bệnh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng mã số vùng trồng và các cơ sở đóng gói. Đồng thời, xây dựng kịch bản ứng phó với các biến động thị trường; kết nối chặt chẽ với hệ thống siêu thị, thương mại điện tử; đẩy mạnh logistics, kho lạnh di động, giảm thiểu thất thoát khi vào vụ thu hoạch rộ.

Về định hướng dài hạn, Bộ trưởng đề nghị Bắc Giang rà soát lại quy hoạch vùng trồng vải theo từng nhóm sản phẩm (cao cấp, trung bình, đại trà), cơ cấu lại mùa vụ theo hướng rải vụ, tăng cường chế biến sâu, ứng dụng công nghệ xanh và chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Trước đó, Bộ trưởng và đoàn công tác đã kiểm tra mô hình sản xuất vải xuất khẩu tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên – địa phương có hơn 1.300 ha vải, sản lượng ước đạt trên 15.000 tấn. Trong đó, 1.036 ha phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Úc, Thái Lan.

Bộ trưởng đề nghị địa phương tiếp tục mở rộng vùng sản xuất vải xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng chăm sóc, bao bì, thương hiệu để khẳng định vị thế vải thiều Bắc Giang trên thị trường quốc tế.

Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà Ngày mai (14/5), vải thiều Thanh Hà 'bay' sang Australia
Người trồng vải lỗ, doanh nghiệp xuất khẩu không dám chốt đơn Người trồng vải lỗ, doanh nghiệp xuất khẩu không dám chốt đơn
Chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam giám sát vải thiều xuất khẩu Chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam giám sát vải thiều xuất khẩu
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nâng sức sống cho ngành mía đường Việt

Nâng sức sống cho ngành mía đường Việt

Giá đường giảm mạnh nhưng tồn kho vẫn ở mức cao chưa từng có, do tiêu thụ trì trệ và áp lực từ đường lậu, siro ngô. Để ngành mía đường vượt khó, cần thêm hành động chính sách quyết liệt, bảo vệ chuỗi giá trị và sinh kế người trồng mía.
Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Tây Ninh chuẩn hóa điều kiện nuôi yến, mở rộng cánh cửa xuất khẩu sang Trung Quốc

Từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ Nghị định thư 2025 giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tây Ninh đang triển khai giám sát dịch bệnh chim yến và chuẩn hóa quy trình sản xuất tổ yến. Hoạt động này không chỉ nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu mà còn góp phần xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Giá vàng tiếp đà tăng, giới phân tích dự báo sẽ còn biến động mạnh

Giá vàng tiếp đà tăng, giới phân tích dự báo sẽ còn biến động mạnh

Giá vàng trong nước sáng 16-6 tiếp tục tăng mạnh, với vàng miếng SJC lên tới 120,5 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, vàng tiến sát mốc 3.450 USD/ounce, khi bất ổn địa chính trị và áp lực lạm phát tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư.
Hyundai Santa Fe giảm giá "sốc" tới 200 triệu đồng, vẫn lép vế trước Toyota Fortuner và Ford Everest

Hyundai Santa Fe giảm giá "sốc" tới 200 triệu đồng, vẫn lép vế trước Toyota Fortuner và Ford Everest

Bất chấp mức ưu đãi cao kỷ lục lên tới 200 triệu đồng tại một số đại lý, Hyundai Santa Fe vẫn chưa thể tạo đột phá doanh số, khi tiếp tục bị Toyota Fortuner và Ford Everest bỏ xa trên bảng xếp hạng SUV 7 chỗ tại Việt Nam trong tháng 5/2025.
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định, lo ngại thiếu hụt và thuế quan đẩy giá tăng cao

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định, lo ngại thiếu hụt và thuế quan đẩy giá tăng cao

Giá tiêu nội địa dao động 137.000 – 138.000 đồng/kg, xuất khẩu ổn định; Hiệp hội Gia vị Mỹ cảnh báo giá tăng mạnh do thiếu cung và chính sách thuế.
Giá cà phê tiếp tục giảm, xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh về kim ngạch

Giá cà phê tiếp tục giảm, xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh về kim ngạch

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm sâu do áp lực tồn kho, trong khi thị trường thế giới biến động bởi căng thẳng địa chính trị và triển vọng nguồn cung gia tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận kim ngạch cao nhờ giá quốc tế duy trì ở vùng đỉnh.
Nước ngọt sẽ chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 10%

Nước ngọt sẽ chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 10%

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, trong đó nước ngọt thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bên cạnh các mặt hàng cùng chịu thuế gồm xăng và điều hòa có công suất trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU,
Ngân hàng Nhà nước đề xuất thanh toán mua bán vàng bắt buộc chuyển khoản

Ngân hàng Nhà nước đề xuất thanh toán mua bán vàng bắt buộc chuyển khoản

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Một trong những điểm mới nổi bật được bổ sung là quy định thanh toán khi mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản.
Giá tiêu giảm sâu, người trồng canh cánh nỗi lo đầu ra

Giá tiêu giảm sâu, người trồng canh cánh nỗi lo đầu ra

Giá tiêu trong nước tiếp tục lao dốc, mất mốc 140.000 đồng/kg, ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ đầu năm. Trong khi đó, thị trường thế giới duy trì trạng thái ổn định, cho thấy áp lực điều chỉnh đang nghiêng về phía nội địa.
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm, giao dịch trầm lắng

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm, giao dịch trầm lắng

Ngày 15-6, trong khi các sàn giao dịch cà phê quốc tế nghỉ cuối tuần, thị trường trong nước tiếp tục ghi nhận giá giảm thêm 500 đồng, xuống còn 112.400 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động