Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt

Nhiều địa phương trên cả nước đang bước vào vụ thu hoạch các sản phẩm trái cây như vải, mận ở miền Bắc; nhãn, nho, dưa hấu, thanh long ở miền Nam… nhưng sẽ gặp phải trở ngại nhất định về thị trường tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch ồ ạt.
Hải Dương chủ động tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà Vì sao giá vải thiều Tây Nguyên cao chót vót? Chuyên gia tiết lộ 4 nguyên nhân khiến giá cà phê bật tăng
Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt.
Giải bài toán tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch ồ ạt.

Ngày 31/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ”.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, kim ngạch xuất khẩu tháng 5/2024 đạt 32,81 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, rau quả là một trong những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, với 700 triệu USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Khó khăn bởi tính mùa vụ

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, ngày càng nhiều mặt hàng, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam hoặc sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện diện tại các chuỗi siêu thị, các hệ thống bán lẻ, cung ứng, phân phối quốc tế tại các thị trường lớn trên thế giới…

Đồng thời, chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, quy trình sản xuất được nâng cao, cùng những nỗ lực tuân thủ yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm… là những yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt chinh phục và giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia. Từ đó đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, giá trị nông sản toàn cầu, bất chấp những yếu tố khó khăn mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Bá Phú, hiện nay, nhiều nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh cao, khả năng thâm nhập các thị trường xuất khẩu đang và sắp vào mùa như: Vải, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, bơ… và sẽ gặp phải trở ngại nhất định về thị trường tiêu thụ khi vào vụ thu hoạch ồ ạt.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Hưng - Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ - cho rằng, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp một số khó khăn bởi tính mùa vụ thời gian thu hoạch ngắn, sản phẩm tươi mau hỏng. Khoảng cách địa lý xa làm phát sinh thời gian và chi phí phí vận chuyển. Cạnh tranh từ các thị trường Nam Mỹ, châu Á có cùng sản phẩm. Công nghệ bảo quản còn hạn chế, sản phẩm qua quá trình chiếu xạ bị thay đổi nhiệt độ nên không giữ được chất lượng ban đầu, độ tươi ngon giảm nhiều sau khi hàng cập cảng. Quy mô sản xuất trong nước còn nhỏ lẻ, khó đáp ứng được số lượng và yêu cầu từ nhà nhập khẩu. Chưa đầu tư đúng mức về khâu đóng gói, bao bì, mẫu mã và quảng bá tại thị trường Hoa Kỳ.

"Địa phương và doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ: bổ sung sản phẩm chế biến như trái cây khô, bột trái cây, sản phẩm đóng hộp có thể tiêu thụ quanh năm. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ mới giúp kéo dài thời gian bảo quản trái cây ví dụ công nghệ đưa trái cây vào trạng thái ngủ đông, bảo quản tế bào sống, sử dụng chế phẩm sinh học, màng bọc, chất bảo quản được phép để kéo dài tuổi thọ trái cây. Xây dựng kế hoạch tổng thể để triển khai bài bản, đồng bộ, có điểm nhấn và kiên trì công tác quảng bá, xúc tiến thương mại trái cây mùa vụ, xây dựng câu chuyện gắn với trái cây, khai thác hình ảnh thực tế vùng trồng, tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các khu chợ người Việt, người châu Á"- ông Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang) cho hay: Ngay từ đầu năm, được sự hỗ trợ của các đơn vị chức năng, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh việc trao đổi, thúc đẩy hợp tác với chính quyền, cơ quan chức năng, doanh nghiệp của các nước, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…

Cùng đó, thường xuyên liên hệ, trao đổi với các chợ đầu mối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn trong nước để kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều; chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều… Đến nay, trên địa bàn tỉnh việc thu hoạch, tiêu thụ vải thiều đang bắt đầu diễn ra rất sôi động; giá bán vải thiều dao động từ 25-70 nghìn đồng /kg.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Tấn cũng chỉ ra những điểm nghẽn cần tháo gỡ như ùn tắc cục bộ tại hai cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn và Kim Thành, tỉnh Lào Cai…; tiếp tục triển khai các bước để thực hiện chiếu xạ vải thiều xuất khẩu sang Hoa kỳ được thực hiện tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Bắc Giang kết nối, tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều của sang các thị trường quốc tế…

Chủ động kế hoạch xúc tiến xuất khẩu nông sản mùa vụ

Khung cảnh Hội nghị.
Khung cảnh Hội nghị.

Ông Trần Quang Tấn đề nghị các đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của các nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu vải thiều; giúp đỡ thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Đồng thời, tiếp tục định hướng giúp tỉnh Bắc Giang trong các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều; thông tin chính sách, quy định mới về nhập khẩu, quy trình thủ tục, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm… của thị trường các nước đối với vải thiều, sản phẩm chế biến từ vải; hỗ trợ mời gọi kênh phân phối, các Tập đoàn bán lẻ của các nước đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang.

Về phần mình, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú đề xuất một số nhiệm vụ nhằm xúc tiến xuất khẩu cho nông sản mùa vụ một cách thiết thực, cụ thể:

Đề nghị các địa phương, Hiệp hội tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình các sản phẩm nông sản mùa vụ, thường xuyên trao đổi với doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu hỗ trợ xuất khẩu, tiêu thụ; đồng thời, tích cực trao đổi với các cơ quan thương vụ để tìm kiếm nhà nhập khẩu.

Tăng cường phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan, hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để kịp thời cập nhật thông tin, theo dõi sát sao diễn biến giá cả thị trường xuất khẩu, chủ động nắm bắt thông tin thị trường và có kế hoạch tiêu thụ, tăng cường sự liên kết trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất để tránh tình trạng gia tăng diện tích, sản lượng ồ ạt, gây rủi ro cho người canh tác.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ nông dân sản xuất theo hướng bền vững, chú trọng nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, khai thác các kênh thương mại điện tử một cách hiệu quả.

Chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho nông sản mùa vụ để tránh bị động về thị trường khi vào mùa thu hoạch, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến, tiêu thụ nông sản mùa vụ một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, đề nghị phía doanh nghiệp, chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, hướng dẫn các nhà sản xuất cung ứng sản xuất theo yêu cầu và thị hiếu của thị trường; tích cực chủ động đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ cho nông sản mùa vụ. Cùng với đó, phối hợp với các địa phương, các Hiệp hội, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp xúc tiến xuất khẩu cho nông sản mùa vụ, đặc biệt là rau củ và trái cây một cách thiết thực.

Ngoài ra, ông Vũ Bá Phú cũng đề nghị các Vụ thị trường ngoài nước, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục phối hợp với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài trong công tác nghiên cứu thông tin, dự báo thị trường, tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời hướng dẫn, định hướng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản vào vụ, tạo điều kiện cho địa phương, Hiệp hội và doanh nghiệp xây dựng chiến lược thị trường phù hợp và hiệu quả.

Giá nông sản hôm nay 1/4: Cà phê duy trì đà tăng, hồ tiêu đi ngang Giá nông sản hôm nay 1/4: Cà phê duy trì đà tăng, hồ tiêu đi ngang
Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg” Sự thật đằng sau lời chào hàng “quýt Úc giá rẻ chỉ 35.000 đồng/kg”
Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản Rau quả tiếp tục là “điểm sáng” trong “bức tranh” xuất khẩu nông sản
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá hồ tiêu ngày 17/7/2025: Giảm nhẹ tại Tây Nguyên, xuất khẩu vẫn ổn định

Giá hồ tiêu ngày 17/7/2025: Giảm nhẹ tại Tây Nguyên, xuất khẩu vẫn ổn định

Giá hồ tiêu trong nước sáng ngày 17/7/2025 ghi nhận mức giảm nhẹ tại một số địa phương trọng điểm như Đắk Lắk và Gia Lai, đưa giá trung bình toàn quốc về khoảng 139.200 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường hồ tiêu quốc tế vẫn giữ được sự ổn định, mở ra hy vọng cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 17/7: Vượt mốc 92.000 đồng/kg, thị trường nội địa nóng trở lại

Giá cà phê hôm nay 17/7: Vượt mốc 92.000 đồng/kg, thị trường nội địa nóng trở lại

Sáng 17/7, thị trường cà phê ghi nhận tín hiệu tích cực khi cả hai sàn giao dịch lớn là London và New York đồng loạt tăng mạnh. Giá cà phê trong nước cũng bật lên đáng kể, dao động quanh mốc 91.700–92.300 đồng/kg. Những diễn biến mới từ Brazil và chính sách thuế của Mỹ đang tạo ra những xung lực mới cho thị trường toàn cầu.
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động, MXV-Index xuống mức 2.221 điểm

Theo sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau nhịp hồi phục ngắn ngủi phiên đầu tuần, giá 2 mặt hàng cà phê đã quay lại đà suy yếu vào hôm qua. Trên thị trường kim loại, giá quặng sắt cũng cắt đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, dao động gần mốc tâm lý 100 USD/tấn.
Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Giá vàng sáng nay đảo chiều giảm 400.000 đồng/lượng: Nhà đầu tư nên mua hay bán?

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng trong nước sáng 16/7 bất ngờ đảo chiều giảm tới 400.000 đồng/lượng, kéo theo cả vàng miếng lẫn vàng nhẫn. Trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn biến động khó lường, nhà đầu tư đang đứng trước lựa chọn: nên tranh thủ “bắt đáy” hay tiếp tục chờ tín hiệu rõ ràng hơn?
Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Giá tiêu nội địa vọt lên 141.000 đồng/kg – Tín hiệu hồi phục rõ nét

Sau nhiều ngày đi ngang, giá hồ tiêu trong nước sáng nay (16/7) bất ngờ bật tăng 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương trọng điểm, nâng mặt bằng giá lên mức cao nhất 141.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường quốc tế lại ghi nhận chiều hướng trái ngược với đà giảm sâu, đặt ra nhiều ẩn số cho xu hướng giá thời gian tới.
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng phi mã, áp sát mốc 100.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục lập kỷ lục mới khi tiến sát mốc 100.000 đồng/kg, trong bối cảnh thị trường quốc tế bất ngờ điều chỉnh giảm sau nhiều phiên tăng mạnh. Diễn biến trái chiều giữa hai thị trường đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho người trồng cà phê, doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà đầu tư.
Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Nâng cao giá trị “xanh” cho ngành hàng sắn

Sắn và các sản phẩm từ sắn từ lâu đã là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia, đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, song hành với tăng trưởng về khối lượng và kim ngạch là những cảnh báo về rủi ro môi trường và thách thức phát triển bền vững, buộc ngành hàng này phải định hình lại hướng đi của mình theo chuẩn mực “xanh” và tuần hoàn.
Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam nửa đầu 2025: Nhập khẩu bứt phá, tiêu thụ trong nước lập kỷ lục

Thị trường sữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ khi sức tiêu thụ trong nước tăng cao kỷ lục, kéo theo kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tăng mạnh từ nhiều quốc gia. Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khi nguồn cung nội địa và ngoại nhập đều tăng tốc.
Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Người tiêu dùng Việt chi bao nhiêu tiền cho sữa mỗi tháng?

Dù từng đối mặt với nhiều vấn đề về chất lượng, thị trường sữa Việt Nam vẫn chứng kiến mức chi tiêu hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng cho cả sản phẩm nội địa và nhập khẩu. Sức tiêu thụ tăng đều, kim ngạch nhập khẩu sữa tăng hơn 35% trong nửa đầu năm, cho thấy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này chưa hề giảm nhiệt.
Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá tiêu hôm nay 15/7 giảm thêm 1.000 đồng/kg: Sức mua chậm, thị trường dè chừng

Giá hồ tiêu nội địa ngày 15/7 tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm, đưa mặt bằng giá xuống còn 138.000 – 140.000 đồng/kg. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sức mua yếu và tâm lý chờ đợi cơ hội xuất khẩu tốt hơn, thị trường hồ tiêu đang bước vào giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động