Kết nối nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu từ vườn vải chín

Sáng 30/5, tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã tổ chức sự kiện “Hải Dương mùa vải chín” với chuỗi hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều. Sự kiện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tỉnh phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, thu hút sự tham dự của các tham tán thương mại, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chuẩn bị tốt từ vườn đến thị trường: Chìa khóa thành công vụ vải 2025 Ngành rau quả “lao đao” đầu năm 2025, vải thiều trở thành điểm tựa Bắc Giang kết nối vải thiều – lan tỏa thương hiệu nông sản quốc gia
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện cắt băng mở vườn vải năm 2025
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hải Dương, huyện Thanh Hà cắt băng mở vườn vải năm 2025. Ảnh Báo Hải Dương

Vải thiều Thanh Hà hướng tới thị trường cao cấp

Sự kiện diễn ra với nhiều hoạt động như: lễ mở vườn thu hoạch vải, cắt băng xuất khẩu vải thiều Thanh Hà đi nước ngoài và hội nghị xúc tiến thương mại với đại diện Thương vụ Việt Nam tại các nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân cho biết, “Hải Dương mùa vải chín” là dịp tôn vinh thành quả của người nông dân và góp phần đưa vải thiều Thanh Hà đến nhiều tỉnh, thành và thị trường xuất khẩu. Tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giao thông, bến bãi và dịch vụ hỗ trợ để doanh nghiệp, đối tác đến tiêu thụ nông sản địa phương.

Niên vụ 2025, toàn tỉnh có khoảng 8.800 ha vải, trong đó riêng huyện Thanh Hà chiếm 3.300 ha. Dự kiến sản lượng toàn tỉnh đạt khoảng 65.000 tấn, Thanh Hà khoảng 38.000 tấn, thu hoạch từ 20/5 đến hết tháng 6.

Tỉnh hiện có 12 vùng trồng đạt chuẩn GlobalGAP, 56 vùng VietGAP với diện tích 721 ha; được cấp 198 mã số vùng trồng và 16 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Vải thiều Thanh Hà không chỉ tiêu thụ nội địa (khoảng 20.000 tấn) mà còn được xuất khẩu sang Trung Quốc (15.000–20.000 tấn), Mỹ, Australia, Nhật Bản, Anh và các nước EU.

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Hoàng Minh Chiến nhận định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết để nâng giá trị thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ Hải Dương trong xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và kết nối với thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Tại hội nghị, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, châu Âu, Singapore cùng các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá vải thiều Thanh Hà có nhiều tiềm năng mở rộng. Ông Tống Bá Luân, Thương vụ Việt Nam tại San Francisco, cho biết thị trường Mỹ yêu cầu khắt khe nhưng lượng vải xuất khẩu vẫn tăng đều, nhiều siêu thị gốc Việt tại Mỹ mong muốn hợp tác trực tiếp với doanh nghiệp trong nước.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh mở vườn vải khởi đầu cho một mùa bội thu
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hải Dương mở vườn vải khởi đầu cho một mùa bội thu. Ảnh Báo Hải Dương

Để mở rộng thị trường, các ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh cần đầu tư chất lượng vùng nguyên liệu, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cải tiến khâu đóng gói – bảo quản, xử lý sau thu hoạch. Doanh nghiệp Việt cần chú trọng nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, đẩy mạnh tham gia hội chợ quốc tế, phát triển thương mại điện tử và chuẩn hóa hồ sơ xuất khẩu.

Bà Nguyễn Khánh Ly, Giám đốc Công ty Senkyu (Nhật Bản), cho biết vải thiều Thanh Hà được người tiêu dùng Nhật đánh giá cao. Tuy nhiên, để thâm nhập sâu hơn, cần tăng cường truyền thông, giới thiệu vùng trồng và quy trình sản xuất, mở rộng sản phẩm chế biến từ vải, xây dựng chiến dịch quảng bá tại Nhật như trình diễn ẩm thực, phát hành tài liệu giới thiệu.

Ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Công ty MENAS International (TP.HCM), chia sẻ doanh nghiệp đang xây dựng thương hiệu “Vải tổ Thanh Hà” và có kế hoạch đầu tư cơ sở chế biến sâu phục vụ thị trường cao cấp. Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Amei Việt Nam, đề xuất địa phương cần phối hợp lựa chọn công nghệ chế biến hiện đại để vải thiều và nông sản Việt vươn xa hơn.

Tại sự kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu và hợp tác xã tại huyện Thanh Hà đã ký kết biên bản hợp tác tiêu thụ vải thiều, khẳng định cam kết đồng hành đưa đặc sản vải thiều Thanh Hà đến nhiều thị trường trong và ngoài nước.

Vải thiều Úc gần 6 triệu đồng/hộp vẫn đắt khách dịp Tết Vải thiều Úc gần 6 triệu đồng/hộp vẫn đắt khách dịp Tết
Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều Hải Dương dự kiến đạt khoảng gần 60.000 tấn vải thiều
Vải thiều niên vụ 2025 được mùa: Hơn 300.000 tấn chờ khai thác thị trường xuất khẩu Vải thiều niên vụ 2025 được mùa: Hơn 300.000 tấn chờ khai thác thị trường xuất khẩu
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động