Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó? Giá sầu riêng tăng mạnh nhưng đầu ra còn nhiều điều đáng lo
Sầu riêng mất
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu.

Xuất khẩu sầu riêng tụt xuống thứ ba

Số liệu hải quan vừa công bố chi tiết cho thấy, hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu loại quả này chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, kim ngạch từ thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm đến 83%, chỉ còn 27 triệu USD, kéo sầu riêng tụt xuống vị trí thứ ba sau thanh long và chuối.

So với các loại khác, trái cây này đang bị bỏ lại phía sau. Trong khi sầu riêng đạt kim ngạch 52,7 triệu USD, thanh long vươn lên dẫn đầu với 93,8 triệu USD, chuối xếp thứ hai với 71,6 triệu USD.

Khảo sát tại thị trường trong nước, ngày 6/4, giá sầu riêng Ri 6 loại A các vựa thu mua có giá 75.000 đồng/kg nhưng hàng loại C và D giá chỉ từ 35.000 – 40.000 đồng/kg. Năm 2024, diện tích sầu riêng cả nước đạt khoảng 151.000 ha; sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 34.000 - 35.000 ha trồng sầu riêng, là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển và có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất vùng Tây Nguyên cũng như cả nước.

Hiện, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam đạt khoảng 169.000ha (vượt hơn 2 lần định hướng quy hoạch đến năm 2030 - khoảng 65.000-75.000ha), tỉ lệ sầu riêng cho thu hoạch tương đối cao.

Đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nguyên nhân chính khiến trái cây này giảm mạnh là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác. Trung Quốc siết kiểm tra hàm lượng hợp chất vàng O - chất có nguy cơ gây ung thư - khiến nhiều lô hàng bị ách tắc, buộc doanh nghiệp bán lại nội địa với giá thấp.

Mỹ cũng tăng cường kiểm soát, cấm 7 loại hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu mã số vùng trồng, mã số đóng gói do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Châu Âu nâng tỷ lệ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10% lên 20%, gây thêm áp lực cho xuất khẩu trái cây Việt Nam.

Ở trong nước, nhiều nhà vườn lúng túng trong việc kiểm soát cadimi, còn các kho đóng gói lại gặp khó trong khâu bảo quản sau thu hoạch. Thị trường sầu riêng đang phân hóa mạnh. Các vườn canh tác bài bản, đạt chuẩn an toàn thực phẩm có thể bán với giá cao, trong khi vườn nhỏ lẻ làm theo kinh nghiệm chỉ bán được giá rất thấp. Dù các vựa thu mua đang báo giá khá tốt, nhưng tỷ lệ hàng đạt chuẩn để hưởng mức giá này lại rất ít.

Các doanh nghiệp kỳ vọng rằng khi các lô hàng đông lạnh được xuất khẩu mạnh hơn sang Trung Quốc, thị trường sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, vào chính vụ từ tháng 6 đến tháng 10, sản lượng xuất khẩu có thể bùng nổ và loại quả này có cơ hội trở lại vị trí dẫn đầu ngành trái cây xuất khẩu.

Vấn đề của ngành sầu riêng không chỉ là câu chuyện về giá Vấn đề của ngành sầu riêng không chỉ là câu chuyện về giá
Đài Loan (Trung Quốc) kéo dài thời gian kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam Đài Loan (Trung Quốc) kéo dài thời gian kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam
Sầu riêng đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có Sầu riêng đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Sau khi Nghị định thư mới về xuất khẩu tổ yến được ký kết vào tháng 4-2025, cơ hội để ngành yến Việt Nam bứt phá vào thị trường tỷ dân đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những điều kiện khắt khe hơn về kỹ thuật và an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu muốn trụ vững trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Malaysia hay Indonesia.
Việt - Mỹ lần đầu đàm phán trực tiếp về Hiệp định Thương mại đối ứng

Việt - Mỹ lần đầu đàm phán trực tiếp về Hiệp định Thương mại đối ứng

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31 (MRT 31), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer đã có phiên đàm phán trực tiếp cấp bộ trưởng, nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng Việt Nam - Mỹ. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Những tháng đầu năm, bên cạnh nhập những mặt hàng truyền thống như tôm, cá tra, Trung Quốc tăng nhập khẩu ốc hương, nghêu và điệp (các loại nhuyễn thể có vỏ) từ Việt Nam.
Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã công bố dự báo về tình hình lương thực toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng đến Việt Nam, dự báo sẽ trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới cả về xuất khẩu và nhập khẩu gạo trong năm 2025 và 2026. Trong bối cảnh sản lượng gạo toàn cầu tăng, nhu cầu tiêu thụ cũng có những thay đổi đáng chú ý, ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025

Trong bối cảnh Indonesia tuyên bố ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025, Việt Nam đang có cơ hội lớn để vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ sau Philippines.
Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Với đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm, cùng các chính sách cởi mở và nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Dù là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, Việt Nam vẫn nhập khẩu lượng lớn từ Brazil, Indonesia và Campuchia. Theo ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê – đây là hoạt động kinh doanh bình thường trong cơ chế thị trường, đồng thời phản ánh những thách thức trong phát triển bền vững và cân đối cung cầu toàn cầu.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Với những tín hiệu phục hồi rõ nét từ thị trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là điểm sáng giữa bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều biến động và là nền tảng quan trọng để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 4% trong cả năm.
Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Ngày 12/5, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã tiếp ông Mo Shenfan – Giám đốc điều hành Tập đoàn BSV (Trung Quốc), bà Trương Mộng Ảnh – Tổng giám đốc Tập đoàn Nhất Khang Quảng Đông cùng đoàn công tác.
Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 ghi nhận bước phục hồi mạnh mẽ, với nông sản trở thành điểm sáng đáng chú ý, góp phần củng cố vị thế kinh tế đối ngoại của cả nước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động