Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Ngành rau quả trên hành trình chinh phục mục tiêu 8 tỷ USD Xuất khẩu rau quả Việt Nam sẵn sàng tăng tốc Xuất khẩu rau quả gặp khó ngay đầu năm 2025
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam
Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc gặp khó.

Rau quả xuất khẩu gặp khó ở Trung Quốc

Theo hải quan, hai tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 687 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số 30 thị trường nhập khẩu chính, Trung Quốc ghi nhận mức giảm mạnh nhất, chỉ đạt 306 triệu USD, giảm 39% - mức giảm sâu nhất từ trước đến nay. Một số thị trường khác như UAE, Hà Lan, Nga, Lào giảm từ 5-28%.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu sang các thị trường lớn nhìn chung vẫn khả quan, nhưng sự sụt giảm mạnh từ Trung Quốc kéo toàn ngành đi xuống. Nguyên nhân chính là do sầu riêng - mặt hàng chủ lực - đang bị kiểm soát chặt chẽ tồn dư chất vàng O, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư. Điều này khiến việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng để hoàn thiện thủ tục.

Gần đây, Trung Quốc áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam, kéo dài thời gian thông quan, gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa và khiến doanh nghiệp thận trọng hơn trong xuất khẩu.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể nối lại hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T, cho biết công ty dự kiến xuất khẩu trở lại vào cuối tháng 2, nhưng do quá trình kiểm soát chặt chẽ nên chưa xác định được thời điểm chính thức.

Trước những khó khăn của ngành hàng rau quả trong những tháng đầu năm 2025, mới đây,Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh nêu trên để có các giải pháp phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và quy định pháp luật.

Tin vui ở những thị trường mới

Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên cho biết: Về mặt con số có thể thấy Mỹ là thị trường rất tiềm năng với ngành rau quả thế giới nói chung, riêng năm 2024 nhập khẩu trên 60 tỉ USD. Mexico là nguồn cung cấp chủ lực với gần 24 tỉ USD. Việc Mỹ muốn đánh thuế lên hàng hóa Mexico có thể là cơ hội cho các nguồn cung khác. Ở Đông Nam Á, Thái Lan xuất khẩu rau quả vào Mỹ đứng thứ 11 thế giới với con số khá khiêm tốn 870 triệu USD.

Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 15 trong danh sách nguồn cung rau quả vào thị trường Mỹ, với vỏn vẹn 463 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường Mỹ nhập khẩu rau quả từ Việt Nam đạt 101 triệu USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2024. Điều này cho thấy cơ hội mở rộng thị trường của rau quả Việt Nam trên đất Mỹ.

Thêm một yếu tố đáng chú ý là trong năm 2024, Việt Nam nhập khẩu rau quả từ Mỹ đến 544 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam đang nhập siêu rau quả từ Mỹ tới 81 triệu USD.

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Ngoài thị trường Mỹ, khu vực Đông Á với Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường rất tiềm năng. Cụ thể năm 2024, Hàn Quốc nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với giá trị 315 triệu USD, tăng 39%. Đây cũng là thị trường nhập khẩu rau quả Việt Nam đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Hay như thị trường Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 5 với 203 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng 23%. "Trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam thì đây là những thị trường có nhiều tiềm năng. So với Mỹ thì khu vực Đông Á rau quả Việt Nam có nhiều lợi thế về vị trí địa lý giúp thời gian vận chuyển ngắn, chi phí logistics thấp, sức tiêu thụ lớn", ông Nguyên nhận định.

Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam trong năm 2024 đạt 278 triệu USD tăng 74%, nhưng đây cũng là nước có sự tương đồng với rau quả Việt Nam nên về lâu dài cơ hội thực sự không lớn. Thời gian qua, Thái Lan chủ yếu tăng nhập khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam về để tái xuất.

Tuy nhiên, ông Đặng Phúc Nguyên lưu ý, những thị trường tiêu thụ rau quả tiềm năng cao cũng là những thị trường rất khó tính. Do vậy, bên cạnh việc đàm phán mở rộng thị trường cho những mặt hàng mới như bưởi, bơ, na, chanh không hạt... thì cần phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là tổ chức sản xuất sạch theo hướng bền vững gắn với truy xuất nguồn gốc có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phong Phú-Giám đốc Kỹ thuật Công ty Vina T&T Group cho biết: Việt Nam là quốc gia có sản lượng trái cây lớn, bảo đảm cung cấp ổn định cho các thị trường. Hiện Vina T&T Group đã xuất khẩu trái cây đi nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Australia, Canada… Ðể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thế giới thì doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào: Phải có vùng nguyên liệu đạt chuẩn và đa dạng sản phẩm chế biến, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Cụ thể như với sản phẩm dừa, sau khi có Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc thì đây là loại quả có nhiều ưu thế xuất khẩu nhưng doanh nghiệp cũng cần quan tâm phát triển thị trường mới để giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc nhằm đề phòng rủi ro nếu thị trường này thay đổi chính sách bất ngờ. Ngoài ra, cần đa dạng hóa sản phẩm từ dừa, thí dụ các sản phẩm giá trị gia tăng cao như sữa dừa, kẹo dừa và mỹ phẩm từ dừa.

Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng tại các thị trường lớn hiện nay đang ngày càng ưu tiên các sản phẩm rau quả hữu cơ và chế biến sâu. Dòng sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu về sức khỏe mà còn tạo ra cơ hội lớn cho ngành rau quả. Thị trường rau quả hữu cơ, theo dự báo, sẽ đạt giá trị 11,92 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) lên tới 5,9%. Đây là một xu hướng đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các hoạt động nông nghiệp bền vững và sự đổi mới trong ứng dụng khoa học công nghệ.

Đối với các sản phẩm chế biến, đặc biệt là trái cây sấy khô, thị trường toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 16,55 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 5,6%. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2025-2030. Tại các quốc gia đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ, nhu cầu đối với các sản phẩm này cũng đang tăng mạnh.

Để đạt được kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho ngành rau, quả tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh đàm phán để nhiều mặt hàng rau, quả khác của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường lớn, truyền thống và thúc đẩy mở rộng thêm các thị trường mới cho rau, quả xuất khẩu trong thời gian tới; Hỗ trợ người sản xuất xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số để tăng năng lực xuất khẩu của ngành rau, quả Việt Nam. Thêm nữa là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia đối với các loại rau, quả xuất khẩu chủ lực.

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu
Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu rau quả được kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm nay
Một năm thắng lớn của ngành hàng rau quả Một năm thắng lớn của ngành hàng rau quả
Một năm thắng lợi của ngành rau quả Một năm thắng lợi của ngành rau quả
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm qua Hội chợ Foodservice Australia 2025

Foodservice là hội chợ lớn bậc nhất tại Úc về ngành thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các sản phẩm có liên quan.
Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Kết nối, nâng tầm cà phê Việt Nam

Ngày 11/3, tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

Xuất khẩu dệt may tìm cơ hội trong thách thức

2 tháng đầu năm 2025, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 5,634 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, toàn ngành dệt may hiện đang chịu tác động bởi ba yếu tố chính: sức mua toàn cầu chưa phục hồi khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho cao ảnh hưởng đến đơn đặt hàng mới từ các đối tác, thời gian giao hàng kéo dài gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng.
“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

“Cú sốc” cho loại trái cây “vua”

Đến giữa tháng 2, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 3.500 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2024, có thể nói, sầu riêng Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch.
Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Vượt sầu riêng, thanh long trở lại “ngôi vương” xuất khẩu

Thanh long vượt sầu riêng, dẫn đầu xuất khẩu trái cây tháng 1 với kim ngạch 58 triệu USD, trong khi sầu riêng giảm 73%, xuống còn 31 triệu USD.
Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Philippines tiếp tục là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam

Với dân số đạt gần 120 triệu người, GDP hàng năm đạt trên 400 tỷ USD, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa đa dạng, sản xuất trong nước còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về khoảng cách địa lý, logistics thì Philippines luôn là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc chi 18,5 triệu USD mua cua Cà Mau chỉ trong 1 tháng

Trung Quốc chi 18,5 triệu USD mua cua Cà Mau chỉ trong 1 tháng

Kim ngạch xuất khẩu cua sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt 18,5 triệu USD, cao gấp 18 lần so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu rau quả gặp khó ngay đầu năm 2025

Xuất khẩu rau quả gặp khó ngay đầu năm 2025

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm.
Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước

Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước

Trước đây hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, trong khi các sản phẩm tương tự do doanh nghiệp nội địa sản xuất vẫn phải chịu loại thuế này. Tuy nhiên, từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động