Xuất khẩu rau quả gặp khó ngay đầu năm 2025

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối diện với giai đoạn khó khăn khi kim ngạch giảm mạnh trong hai tháng đầu năm.
Vấn đề của ngành sầu riêng không chỉ là câu chuyện về giá Đài Loan (Trung Quốc) kéo dài thời gian kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam Sầu riêng đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có
Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc chuyển về bán cho thị trường trong nước
Sầu riêng xuất khẩu Trung Quốc chuyển về bán cho thị trường trong nước.

Trung Quốc giảm nhập rau quả Việt Nam

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng giá trị xuất khẩu ước tính đạt 677 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, sầu riêng, loại trái cây chủ lực, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu toàn ngành, đã sụt giảm nghiêm trọng. Đến giữa tháng 2, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 3.500 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2024.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu số 1 rau quả Việt Nam với 174 triệu USD trong tháng 1, giảm 42% so với tháng 12/2024 và giảm 43% so với tháng 1/2024.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc các thị trường nhập khẩu siết chặt quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất, đã áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, từ 10/1, nước này yêu cầu các lô hàng phải có giấy kiểm định chứng minh không chứa chất vàng O, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư. Điều này khiến quy trình thông quan kéo dài, làm gia tăng nguy cơ hư hỏng hàng hóa, buộc nhiều doanh nghiệp phải quay đầu đưa hàng về tiêu thụ nội địa.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết việc kiểm tra 100% lô hàng và yêu cầu giấy kiểm định chất vàng O khiến xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp tạm ngưng để chuẩn bị thủ tục đầy đủ.

Không chỉ Trung Quốc, các thị trường khác cũng gia tăng rào cản kỹ thuật với sầu riêng Việt Nam. Đài Loan đã gia hạn lệnh kiểm tra từng lô hàng sầu riêng nhập khẩu đến ngày 30/4, sau khi phát hiện một số lô hàng không đạt tiêu chuẩn vào tháng 8 năm ngoái. Tại châu Âu, Liên minh EU cũng nâng tỷ lệ kiểm tra từ 10% lên 20% do phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Ngoài các yếu tố kỹ thuật, hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Việc thị trường tạm ngưng giao dịch trong thời gian này đã khiến nhiều lô hàng ùn ứ, tác động đến chuỗi cung ứng.

Cập nhật trong tháng 2, ước tính xuất khẩu rau quả đạt 303 triệu USD, giảm 19% so với tháng trước và giảm 6,5% so với cùng kỳ 2024.

Lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả ước đạt 676,7 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ 2024.

Tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm là điều quan trọng hàng đầu

Xuất khẩu rau quả gặp khó ngay đầu năm 2025
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Khuyến cáo tới các doanh nghiệp xuất khẩu, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải thông tin, hiện nhiều mặt hàng nông sản có kim ngạch tỷ đô của Việt Nam (cà phê, hạt điều) đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc... nên việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm là điều quan trọng hàng đầu để giữ vững thị phần.

Đối với mặt hàng rau quả, thách thức đối với ngành hàng này hiện nay là chuỗi cung ứng còn nhiều hạn chế như: sản phẩm dễ bị nhiễm hóa chất, vi phạm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do quy mô sản xuất nhiều nơi còn nhỏ lẻ, phân tán. Những yếu tố này dẫn đến chất lượng không đồng đều hoặc thiếu các thông tin về thị trường nên khó khăn trong việc áp dụng thực hiện những tiêu chuẩn quy định của các nước nhập khẩu.

"Để tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tiếp cận và đáp ứng đáp ứng tốt nhất những thay đổi về quy định nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường trọng điểm" - ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản 64 - 65 tỷ USD năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai hàng loạt chiến lược. Trong đó, nổi bật là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp quy trình chế biến và kiểm soát chất lượng.

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực tiềm năng như: Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh. Đặc biệt, chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cũng được áp dụng để khuyến khích đầu tư vào sản phẩm chế biến sâu và xây dựng thương hiệu quốc tế.

Giới chuyên gia nhận định, thách thức vẫn còn lớn nhưng ngành nông sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tái cơ cấu và phát triển mạnh mẽ hơn. Với sự đồng hành của các chính sách phù hợp, mục tiêu xuất khẩu đầy tham vọng của Việt Nam hoàn toàn khả thi, khẳng định sức mạnh và vị thế trên thị trường quốc tế.

Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, những khó khăn chỉ trong các tháng đầu năm, do đó mục tiêu xuất khẩu đạt 8 tỷ USD vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các bộ, ngành với doanh nghiệp và nông dân.

Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, như vốn vay ưu đãi để doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân trong việc cấp mã số vùng trồng nhanh chóng, thuận lợi; nắm bắt thông tin thị trường, những chất cấm không được sử dụng để thông tin đến doanh nghiệp. Có chương trình hướng dẫn trồng trọt, hướng dẫn cải tiến giống cây trồng để kiểm soát chất lượng, từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng đều, ổn định. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp tục mở rộng đàm phán mở thêm các thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm rau quả Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp cần tập trung đầu tư vào chuỗi giá trị và các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Nông dân cần được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi với yêu cầu mới của thị trường. Đặc biệt, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp; từ đó giúp nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu nông sản Việt.

Thực hư Thực hư "giải cứu" sầu riêng giá hơn 40.000 đồng/kg
Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc sau quy định mới Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc sau quy định mới
Hạn chế tối đa các lô hàng không đạt chuẩn để duy trì xuất khẩu sầu riêng Hạn chế tối đa các lô hàng không đạt chuẩn để duy trì xuất khẩu sầu riêng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước

Đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng sản xuất trong nước

Trước đây hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, trong khi các sản phẩm tương tự do doanh nghiệp nội địa sản xuất vẫn phải chịu loại thuế này. Tuy nhiên, từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng.
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại) khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép (certain Iron or Steel Pipe and Tube) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt

Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt

Từ vị trí đứng đầu về giá, thời gian gần đây giá gạo Việt Nam liên tục lao dốc, xuyên thủng mốc 400 USD/tấn. Ở mức này, mặt hàng được ví như “hạt ngọc Việt” đang có giá rẻ nhất châu Á.
Vì sao thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn Việt Nam?

Vì sao thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn Việt Nam?

Nguyên nhân Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh nhập khẩu sắn lát là do giá ngô thấp nên các nhà máy chế biến sắn tăng tỷ lệ sử dụng ngô thay cho sắn lát.
Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Hoa Kỳ đang chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này thời gian tới sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Tính đến hết tháng 11 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 56,74 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng nói, con số này vượt mục tiêu đề ra 54 - 55 tỷ USD cho cả năm 2024 và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD.
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Sáng 14/11, Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024) đã khai mạc tại Cung Văn hóa hữu Nghị Việt- Xô. Triển lãm kéo dài đến ngày 16/11.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động