Cá ngừ đóng hộp sụt giảm mạnh, cảnh báo nguy cơ kéo lùi toàn ngành
![]() |
Cá ngừ đóng hộp sụt giảm mạnh, cảnh báo nguy cơ kéo lùi toàn ngành. |
Cá ngừ đóng hộp giảm mạnh, loạt thị trường lớn chững lại
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp trong tháng 4/2025 chỉ đạt gần 15,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023. Nguyên nhân chủ yếu đến từ những quy định mới trong Nghị định 37/2024/NĐ-CP, đặc biệt là các yêu cầu nghiêm ngặt về kích thước cá khai thác và không được trộn lẫn nguyên liệu nhập khẩu với nguyên liệu nội địa trong cùng một lô hàng xuất khẩu. Những rào cản kỹ thuật này đang khiến hoạt động chế biến, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp gặp khó khăn.
Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng khác vẫn duy trì tăng trưởng khả quan. Nhóm sản phẩm cá ngừ chế biến mã HS16 (chủ yếu là loin cá ngừ hấp đông lạnh) tăng mạnh tới 62% so với cùng kỳ; thịt/loin cá ngừ đông lạnh cũng tăng 15%. Tuy nhiên, mức tăng này chưa đủ để bù đắp sự sụt giảm từ cá ngừ đóng hộp – mặt hàng chủ lực có giá trị gia tăng cao.
Về thị trường, xuất khẩu sang Mỹ – thị trường lớn nhất của Việt Nam – tăng nhẹ 3%, đạt gần 36 triệu USD sau khi Mỹ tạm hoãn áp “thuế đối ứng” 46% trong 90 ngày. Tuy vậy, tốc độ xuất khẩu đang có dấu hiệu chững lại. Tại EU, xuất khẩu đạt gần 21 triệu USD, tăng 11%; trong đó Hà Lan và Italy tăng trưởng tốt, nhưng thị trường Đức tiếp tục giảm.
Trong khi đó, khu vực Trung Đông ghi nhận mức sụt giảm đáng lo ngại. Xuất khẩu sang Israel giảm tới 57% trong tháng 4 và giảm gần 62% tính lũy kế 4 tháng đầu năm. Xuất khẩu sang Ảrập Xêút cũng giảm mạnh 35%. Thị trường Canada – từng tăng trưởng mạnh trong quý I – cũng ghi nhận mức giảm 27% trong tháng 4, chỉ đạt gần 3 triệu USD.
Nguy cơ giảm sâu nếu không gỡ được nút thắt nguyên liệu và chính sách
![]() |
Trị giá xuất khẩu cá ngừ đóng hộp từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2025. Nguồn: VASEP. |
Trước tình hình này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cảnh báo, nếu không sớm tháo gỡ những nút thắt về nguyên liệu trong nước và thích ứng với biến động chính sách tại các thị trường trọng điểm, xuất khẩu cá ngừ sẽ tiếp tục đối mặt nguy cơ giảm sâu trong những tháng tới.
Các yếu tố rủi ro đang chồng chất, từ quy định nội địa chưa linh hoạt, đến căng thẳng địa chính trị kéo dài tại Trung Đông, hay việc điều chỉnh chính sách thương mại tại Mỹ và châu Âu. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ngắn hạn, mà còn đe dọa đến sức cạnh tranh và vị thế của ngành cá ngừ Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
VASEP nhấn mạnh, để ổn định và phục hồi xuất khẩu, cần một chiến lược tổng thể bao gồm tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu ổn định, và chủ động đối phó với biến động thị trường quốc tế bằng các biện pháp linh hoạt, kịp thời.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa
