Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU "tuýt còi"?

Thời gian qua, EU gia tăng số lượng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Những cảnh báo này có thể khiến Việt Nam rơi vào nguy cơ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal Nhiều nông sản Việt bị EU cảnh báo tồn dư hóa chất, kháng sinh

Số lượng cảnh báo tăng gấp đôi

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU
EU gia tăng cảnh báo đối với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam đã thông tin con số thống kê cảnh báo của châu Âu (EU) đối với nông sản thực phẩm năm 2024, EU đã phát 5.268 cảnh báo cho tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ. Các cảnh báo về vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt, trong năm 2024, EU có 37 cảnh báo về các thực phẩm mới, trong 8 cảnh báo về thực phẩm mới này, có 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 50%.

Trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có sản phẩm bị EU cảnh báo trong năm 2024, nội khối EU bị cảnh báo nhiều nhất, với 1.965 cảnh báo. Việt Nam bị 114 cảnh báo, tăng gần gấp đôi so với năm 2023; Thái Lan có 68 cảnh báo; Indonesia có 27 cảnh báo… Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong 624 cảnh báo thì nội khối EU bị 248 cảnh báo, Việt Nam bị 16 cảnh báo, Thái Lan bị 6 cảnh báo, Indonesia bị 2 cảnh báo.

“Thống kê trên cho thấy nếu so với cả năm 2024, con số bị cảnh báo của Việt Nam đã tăng từ 2,2% lên 2,6%. Và nếu so sánh với một số quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện tương tự xuất khẩu nông sản thực phẩm sang EU như Thái Lan, Indonesia… thì con số 16 cảnh báo của Việt Nam tương đối cao”, ông Nam đánh giá.

Phân theo mối nguy cảnh báo nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào EU, dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y) vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2024, trong 114 cảnh báo thì cảnh báo dư lượng hóa chất là 61 cảnh báo (chiếm 53,5%).

2 tháng đầu năm 2025, cảnh báo về dư lượng hóa chất có dấu hiệu giảm xuống, chỉ chiếm 31,3% trong tổng số 16 cảnh báo với Việt Nam, tuy nhiên có dấu hiệu gia tăng đối với phụ gia thực phẩm (chiếm 12,5%) và thực phẩm mới (chiếm 25%).

Nguyên nhân do các doanh nghiệp chưa nắm vững được những quy định về thực phẩm mới của thị trường EU. Nông sản, thực phẩm khi bị vi phạm tùy theo mức độ có thể bị tiêu hủy, thu hồi sản phẩm, thông báo cho nhà xuất khẩu hoặc các hình thức khác. Nếu bị tiêu hủy, thu hồi sản phẩm sẽ gây thiệt hại rất lớn cho nhà xuất khẩu.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, vừa qua có hiện tượng “đánh cắp” chứng nhận GlobalGAP để xuất khẩu. Điều này rất nguy hiểm, nếu sản phẩm xuất khẩu không đạt sẽ ảnh hưởng đến uy tín ngành hàng, uy tín quốc gia; sản phẩm dễ bị nâng tần suất kiểm soát. Do đó, các doanh nghiệp có chứng nhận cần thận trọng, kiểm soát chặt chẽ chứng nhận của mình.

Theo phân tích của Văn phòng SPS Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến cảnh báo nhiều là do hiện nay các quốc gia, vùng lãnh thổ đang gia tăng các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật đối với nông sản thực phẩm và thuỷ sản nhập khẩu.

Trong khi đó, sản xuất trong nước, một số vùng trồng vẫn chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi hoạt chất của mỗi sản phẩm là khác nhau. Một số vùng nuôi thủy sản còn lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng, thiếu hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh, môi trường nuôi bị ô nhiễm… Các cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến thì chưa cập nhật đầy đủ các quy định mới của EU về danh mục thực phẩm mới, nhãn mác sản phẩm, sản phẩm tổng hợp để đáp ứng đúng quy định...

Giám sát chặt chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu

Vì sao nông sản Việt liên tục bị EU
Các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu vào thị trường châu Âu đang phải đáp ứng nhiều quy định về an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc.

Theo đại diện Văn phòng SPS Việt Nam, các quy định của EU thường được thay đổi và cập nhật liên tục, đặc biệt tính từ đầu năm đã có những cảnh báo từ EU liên quan đến thực phẩm mới. EU không quy định về khối lượng hàng nên đôi khi hàng hóa chỉ vài kilogram cũng bị kiểm tra và cảnh báo nếu vi phạm. Với nhóm hàng đã bị EU cảnh báo ở mức độ cao, nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời, cải thiện, thậm chí EU sẽ không cho nhập vào thị trường này.

Để xuất khẩu nông sản được thuận lợi, tránh bị thu hồi hoặc tiêu hủy các sản phẩm, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nên cập nhật thay đổi các quy định của EU thường xuyên. Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần có văn bản hỏi Văn phòng SPS Việt Nam để phối hợp với Tổng cục Y tế và An toàn thực phẩm của EU (DG-SANTE) hướng dẫn cụ thể vì các quy định này rất phức tạp và cần tuân thủ theo quy trình cụ thể.

Để tuân thủ các quy định SPS và nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm xuất khẩu, các đại biểu cho rằng, các bên liên quan cần có kế hoạch hành động cụ thể để bảo đảm nông sản, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, hạn chế cảnh báo, thu hồi, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất an toàn, bền vững...

Ông Ngô Xuân Nam cho rằng, trước mắt cần tăng cường cập nhật thông tin và phổ biến các tiêu chuẩn mới của EU đến người sản xuất (nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp) thực hiện đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thị trường EU. Các cơ quan chuyên môn có hướng dẫn chi tiết về thủ tục xuất khẩu, ghi nhãn, chứng nhận an toàn thực phẩm,… tới các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm xuất khẩu.

Bên cạnh đó, đơn vị sản xuất cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, các khâu sản xuất, các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển nhằm đảm bảo đáp ứng quy định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật. Đặc biệt là tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu, cải thiện quy trình kiểm nghiệm hàng hóa trước khi xuất khẩu, giảm rủi ro bị trả hàng do vi phạm quy định EU. Về dài hạn, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và chiến lược dài hạn cho thị trường EU.

Văn phòng SPS Việt Nam sẽ tăng cường làm việc với các cơ quan chuyên môn của EU về việc hướng dẫn tuân thủ các quy định mới của EU, làm rõ việc truy xuất một số doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa đầy đủ thông tin. Văn phòng sẽ thông báo kết quả truy xuất nguồn gốc với EU để minh bạch thông tin quản lý an toàn thực phẩm.

Về phía đại diện doanh nghiệp, ông Đặng Phúc Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị nâng cao nhận thức, năng lực bằng cách tập huấn cho các địa phương, nông dân, doanh nghiệp sản xuất rau quả trọng điểm sang EU. Cùng với đó xây dựng các tài liệu hướng dẫn dễ hiểu các yêu cầu của EU trong trồng trọt, thu hái, bảo quản… để xuất khẩu.

Ở góc độ cơ quan quản lý địa phương, ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận cũng đề nghị Bộ NN&PTNT cần ban hành cập nhật các văn bản cập nhật và có các cẩm nang hướng dẫn để địa phương thực hiện được sát sao hơn.

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu
Nông nghiệp Việt nối dài Nông nghiệp Việt nối dài "kì tích" xuất khẩu
Nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc Nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal
Nhiều nông sản Việt bị EU cảnh báo tồn dư hóa chất, kháng sinh Nhiều nông sản Việt bị EU cảnh báo tồn dư hóa chất, kháng sinh
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo (tháng 1/4/2025).
Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Thanh Hoá: Khởi công cụm công nghiệp hơn 500 tỷ đồng

Đây là dự án góp phần quan trọng trong lộ trình xây dựng huyện Triệu Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV và phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2030.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…
Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân

Cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, để đạt được mục tiêu này, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm 2025 vượt 34 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 1/2025 đạt hơn 34 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 451 tỷ USD trong năm 2025, Bộ Công thương đã đưa ra nhiều giải pháp.
Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 3/2, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động