Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng

Chiều 28/5, tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng theo hướng thị trường có kỷ cương, tăng cường minh bạch và kết nối hiệu quả với thị trường quốc tế. Tổng Bí thư chỉ đạo nhiều giải pháp quan trọng nhằm huy động nguồn lực vàng trong dân vào phát triển kinh tế và ổn định vĩ mô.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035 Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.

Chiều 28/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.

Tổng Bí thư đánh giá cao báo cáo của Ban và các đề xuất, đặc biệt là định hướng xây dựng niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính và chính sách của Nhà nước, từ đó góp phần đưa nguồn lực vàng trong dân vào phục vụ phát triển kinh tế.

Cho rằng cơ chế, chính sách điều tiết thị trường vàng hiện nay còn chậm đổi mới, chưa theo kịp với diễn biến thị trường, Tổng Bí thư đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý theo hướng chuyển mạnh từ tư duy hành chính sang tư duy thị trường có kỷ cương; từ "siết để kiểm soát" sang "mở để quản trị".

Tổng Bí thư nhấn mạnh việc phải xóa bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, và cần để thị trường vàng vận hành theo đúng nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tránh can thiệp cứng nhắc, bó hẹp khả năng vận hành và phát huy lợi thế thị trường. Đồng thời, phải tôn trọng quyền sở hữu, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động thị trường.

Tổng Bí thư cũng đề cập việc người dân tích trữ vàng là nhu cầu chính đáng, nên cần tiếp cận quản lý theo hướng phù hợp, coi đây là một hình thức tiết kiệm và đầu tư.

Nhấn mạnh mục tiêu quản lý hiệu quả thị trường vàng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư đề nghị sớm hoàn thiện khung pháp lý, sửa đổi Nghị định 24/2012 theo hướng thị trường hóa có lộ trình và kiểm soát chặt chẽ.

Tổng Bí thư đề xuất tăng cường kết nối giữa thị trường vàng trong nước và thị trường quốc tế, dần xóa bỏ thế độc quyền của Nhà nước trong sản xuất vàng miếng một cách có kiểm soát. Cụ thể, Nhà nước vẫn quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng nhưng có thể cấp phép cho nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đa dạng hóa nguồn cung và góp phần bình ổn giá.

Tổng Bí thư cũng đề nghị xem xét mở rộng quyền nhập khẩu vàng có kiểm soát để tăng cung trong nước, giảm chênh lệch giữa giá vàng nội địa và thế giới, đồng thời hạn chế tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới.

Bên cạnh việc phát triển thị trường vàng trang sức, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc xây dựng các kênh đầu tư thay thế hấp dẫn nhằm huy động vàng trong dân, tăng hiệu quả quản lý liên ngành, nhất là trong công tác chống buôn lậu vàng, và phát huy vai trò của Hiệp hội Kinh doanh vàng.

Đặc biệt, Tổng Bí thư nhấn mạnh việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và củng cố niềm tin vào đồng tiền Việt Nam là giải pháp căn bản, lâu dài để chuyển hóa nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế. Tổng Bí thư cũng đề xuất sớm xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu thống nhất về thị trường vàng.

Tổng Bí thư đề nghị nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để xem xét khả năng thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia, hoặc đưa vàng vào giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa, hoặc xây dựng sàn giao dịch vàng trong các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Đồng thời, Tổng Bí thư đề xuất nghiên cứu áp dụng thuế đối với giao dịch vàng để nâng cao tính minh bạch, giúp cơ quan quản lý giám sát hiệu quả hơn và hạn chế tình trạng đầu cơ; nghiên cứu xóa bỏ thuế xuất khẩu với vàng trang sức mỹ nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sản phẩm vàng của Việt Nam.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Diệp Bắc

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Thị trường gạo biến động, Bộ Công Thương hoàn thiện hành lang pháp lý mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Giá gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh dù sản lượng tăng, thị trường toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, cơ cấu thị trường thay đổi... Trước bối cảnh này, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý mới về xuất khẩu gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo vệ thị phần và thúc đẩy giá trị gia tăng cho hạt gạo Việt.
Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Triển lãm Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025: Bệ phóng đầu tư xanh cho thị trường năng lượng

Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM, quy tụ hơn 500 doanh nghiệp điện, năng lượng và thiết bị tiết kiệm năng lượng từ 12 quốc gia. Đây không chỉ là sân chơi công nghệ mà còn là cơ hội thương mại quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững đang gia tăng mạnh mẽ.
Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng tầm sản phẩm OCOP Thủ đô

Hà Nội hiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa để du khách đến Hà Nội càng thêm yêu quý con người, văn hóa và sản vật Thủ đô.
Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Ngành du lịch Hà Nội sôi động dịp 2/9: Nhiều tour mới, chương trình kích cầu hấp dẫn

Ngành du lịch Hà Nội chuẩn bị bước vào giai đoạn cao điểm đón khách du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9. Để thu hút du khách, ngành du lịch Thủ đô tổ chức nhiều chương trình tour mới, kích cầu du lịch.
Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Hà Nội hướng tới phát triển xanh: Sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Nhằm góp phần giảm phát thải rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống và hướng đến phát triển đô thị xanh bền vững, từ 2026, Thủ đô Hà Nội sẽ ngừng sử dụng và lưu hành các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Xây dựng Nghị định về xuất xứ hàng hoá Việt Nam: Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi

Ngày 11/7, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định quy định tiêu chí xác định hàng hoá có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. Hội thảo quy tụ đại diện các bộ ngành, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, bảo vệ hàng Việt và tăng hiệu quả quản lý thị trường nội địa.
Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Du lịch Việt Nam thu hút gần 10,7 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2025

Sáu tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam khi lượng khách quốc tế tăng trưởng ấn tượng. Các chính sách thị thực thông thoáng, chiến lược quảng bá linh hoạt và sự phục hồi của các thị trường trọng điểm được cho là các động lực chính đưa ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng vượt trội.
Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Việt Nam - Brazil kết nối thị trường sản phẩm thiên nhiên

Trong khuôn khổ chuyến thăm Brazil tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã chứng kiến lễ công bố xuất khẩu lô cá tra, basa, rô phi đầu tiên của Việt Nam sang Brazil, và lô thịt bò đầu tiên của Brazil vào Việt Nam. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước khởi đầu trong chuỗi hợp tác thương mại nông - thủy sản giữa hai nền kinh tế đang nổi mà còn mở ra nhiều cơ hội chiến lược trong lĩnh vực lương thực, năng lượng sinh khối và công nghiệp thực phẩm.
Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Việt Nam - Malaysia bắt tay xây dựng chuỗi lương thực ổn định vì an ninh khu vực

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo đó, Việt Nam cam kết bảo đảm xuất khẩu gạo ổn định cho Malaysia, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng lương thực bền vững trong khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động